Điều
1: Tuyệt cấm không được dùng rượu. Trong rượu có độc tố hại sức khỏe, luyện công
không thành, hại thần kinh, ảnh hưởng đến huyệt đạo và tâm linh.
Điều
2: Môn võ học Thiên Lâm là cứu khổ, cứu
nạn mọi người. Không tranh cao thấp, không ỷ thế cậy tài. Kẻ nào đến thử thách
chúng ta thì chúng ta biết họ là gì. Chúng ta nhẫn, hòa để cho người khác dạy
cho họ những bài học xứng đáng.
Điều
3: Kẻ hung dữ, kiêu căng, kiêu ngạo thì
sẽ bị khổ và tử vì việc họ hành, những kẻ đó sẽ không trường tồn.
Ma quỉ, tình yêu thì không bao giờ sống chung
và đi chung đường với Phật, mà chúng luôn ganh ghét, hại Phật, nhưng không bao
giờ hại Phật được.
Điều
4: Học võ mà còn tham danh, tham lợi thì
những kẻ đó sẽ bị tử về quả nghiệp đao kiếm.
Gian ác
thì không trường tồn
Hiền lương
thì thường lâm nạn.
Điều 5: Những kẻ không chân chánh, những kẻ bất tài thường hay ganh tỵ những người đạo đức và những người có tài hơn họ.
Điều
6: Kẻ học võ mà còn sân si, hung dữ, háo
thắng, háo danh thì trước hay sau, lâu hay mau, sớm hay muộn thì cũng tử về
nghiệp.
Điều
7: Dùng võ học để hại người, hơn thua
nhau thì võ của họ không phải là chân chánh.
Điều
8: Dùng võ học để cứu người, giúp người
lâm nạn thì đó là võ đạo. Dùng võ học để
hại người thì đó là võ gian tà.
-
Ma quỉ thì không bao giờ thương người, cúu
người
-
Phật thì không bao giờ hại người
Các
đệ tử hãy học thuộc lòng câu nầy và luôn luôn tâm niệm điều này để ta sẽ biết
ta là ai. Đây là chiếc gương soi mình vậy.
Điều
9: Những kẻ hung dữ thường hay ngu dốt
Những kẻ không đạo đức khi chết thường thành ma quỉ.
Điều
10: Chấp nhận gian khổ, chấp nhận hy
sinh là đã chấp nhận hiến tâm cho đạo, hiến thân cho đời.
Người
xả thân vì đạo, hiến thân vì đời tất sẽ được chân như, đạt được pháp tâm, đắc
thành sở nguyện, đạt được như ý về: trí, huệ, tâm sẽ đắc thành viên mãn, an nhàng
tự tại bất cứ nơi đâu.
Người
khôn hiện tại không phải lo cái sống hôm nay, mà lo cho cái chết ngày mai. Có nghĩa là ta phải nghĩ tới ngày mai. Nếu nói về đạo thì: đừng nên lo cái sống
ngắn ngũi hiện tại (100 năm), mà lo cuộc sống linh hồn ngày mai. Nếu không siêu thoát, linh hồn sẽ khổ sỡ đến
muôn đời, muôn kiếp.
Cuộc
sống vật chất hôm nay tuy có rồi, ngày mai sẽ không.
Sự
chết ngày mai hôm nay không có, nhưng ngày mai sẽ có. Hôm nay không lo cho sự chết của ngày mai, thì
khi chết sẽ chẳng có gì. Cho nên biết sống
cho hiện tại, tức là đả lo cho tương lai ngày mai. Cho nên mới có câu: Hữu sinh vô ngại, hữu diệt tất
thành. (Lúc
còn sống không sợ điều gì, khi chết bỏ xác phàm sẽ được giải thoát, linh hồn
sáng suốt, minh mẩn tìm về cõi chánh niết).
No comments:
Post a Comment