Sunday, December 28, 2014

VẬN CÔNG ĐIỀU KHÍ & LUYỆN CÔNG NGOẠI THỂ

VẬN CÔNG ĐIỀU KHÍ
(còn gọi là Điều công vận khí)

Thu rút khí âm dương đất trời vào cơ thể hòa với dòng điện âm dương cơ thể thành nội khí, làm cho tinh thần được nhẹ nhàng sảng khoái, kinh mạch lưu thông điều hòa trong cơ thể.

1- Ngồi:  Bán dà, lưng thẳng, 2 tay để trên 2 gối. 
·       Mắt:  nhắm, tâp trung tư tưởng nhìn vào ngũ tạng, lắng nghe từng nhịp thở
·       Nín hơi:  trong tự nhiên, bình thường, khi hết hơi, đôi tay xòe theo thế võ hổ, từ từ chuyển động đôi tay nhẹ nhàng:  kéo vào, chuyển ra thành vòng tròn.  Khi cảm thấy cơ thể sảng khoái, nhẹ nhàng, 2 tay để lên gối như lúc đầu, mở mắt thở mạnh ra bằng miệng.
 Nội thể:  khỏe lâng lâng là đúng

2- Đã biết nội công:
 a)    Cũng trong tư thế ngồi như trên:
 ·       Tập trung tư tưởng nhìn vào ngũ tạng, lắng nghe từng nhịp thở
 ·       Nín hơi:  hít từ nê hườn đến đôi chân, đôi tay, từ từ hạ hơi thở ra nhẹ nhàng.  Sau cùng thở ra, mở mắt thở 1 hơi dài bằng miệng thật mạnh.

b)    Nếu bị nội thương (kinh mạch bị tán, khí huyết bị nghẻn, thì phải đả thông kinh mạch trước 
·       Đả thông kinh mạch (vận công cha thương)
-        Ngồi tư thế như trên:  lắng nghe nhịp thở, hít vào thở ra thật mạnh.  Sau đó đưa nội khí vào chổ bị thương.  Bắt đầu vận chân lực chuyển động theo chiều quay kim đồng hồ khi chổ đau nóng lên.  Sau cùng cho nội lực tan đều trong cơ thể.
·       Vận công điều khí;
-        Ngồi:  Bán dà, lưng thẳng, 2 tay để trên 2 gối
-        Mắt:  nhắm, tập trung tư tưởng, nhìn vào ngũ tạng, lắng nghe từng nhịp thở. 
- Nín hơi:
-        Hít từ nê hườn đến đôi tay, đôi chân, từ từ thở ra thật nhẹ nhàng.  Sau cùng mở mắt, thở ra một hơi dài bằng miệng thật mạnh.

LUYN CÔNG NGAI TH

1 1-   Luyện công để bảo vệ cơ thể bên ngoài
 -        Đứng:  Trung bình tấn, mắt mở vừa tầm, nhìn thẳng tới trước, đôi tay duổi thẳng xuống chân.

a)    Nín hơi: thu rút khí điển âm dương vào từ nê hườn thẳng xuống tới chân (toàn thân).  Khi nghe (cảm nhận) cứng đôi chân thì bắt đầu chuyển đôi tay liên tục nhiều lần, xong trở về vị trí ban đầu.

b)    Tiếp theo:  2 tay nắm lại, từ từ co lên để trước ngực, trong lúc đó nín hơi.

-        Đôi tay chuyển ngang trước ngực, 2 tay đâu nhau, hạ hơi thở ra đến chân và khắp cơ thể.
-        Nín hơi thu rút khí âm dương vào, đưa đôi tay tới trước, đưa đôi tay lên cao, từ từ thở ra đưa chân lực đến chân và khắp cơ thể.
-        Nín hơi thu rút khí âm dương vào từ nê hườn, đưa đôi tay từ từ hạ xuống trước ngực chuyển ngang 2 tay đâu nhau từ từ hạ hơi thở ra đến chân và khắp cơ thể (tiếp tục như trên).
-        Muốn ngưng công phu:  ở vị thiế 2 tay đưa lên cao, văng ngang thẳng, từ từ hạ 2 tay xuống khép vào thân thằng xuống chân, th ra nhẹ nhàng.

2    2- Luyện công để bảo vệ cơ thể:  té, đánh không bị chấn thương, trừ được tà thuật.

a)    Đứng trung bình tấn, nhìn vào mặt nhựt lúc mới lên, tập trung tư tưởng, dùng tâm quán chữ VẠN, vây quanh 3 vòng, 3 gút ẩn chữ THIÊN.  2 tay nắm lại vận chuyển thu khí điển âm dương, phát từ mặt nhựt vào từ nê hườn đi khắp châu thân đến chân.  Khi cảm nhận cứng hết thân thì từ từ 2 tay hạ xuống xuôi theo 2 chân, từ từ hạ hơi thở ra nhẹ nhàng.
-        Chuyển động:  tay, chân, thân (vung tay, chân đá) thân chuyển động cho chân lực tan đều vào đường gân sớ thịt.

b)    Ban đêm:  nhìn vào mặt nguyệt, hay những vì sao sang, tập luyện như trên.





PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU HÒA KINH MẠCH


Muốn vận chuyển nội lực việc đầu tiên phải biết vận chuyển cho kinh mạch điều hòa.

Kinh:  là những tuyến cơ tạng trung ương trong cơ thể
Mạch:  là những tuyến kinh trong lục phủ ngũ tạng

Trước khi luyện nội công, ta phải vận chuyển, điều hòa kinh mạch để cho chân khí lưu thông khắp các huyệt đạo.
Khi vận nôi công kinh mạch chưa điều hòa, tức là còn có chổ huyệt đạo chưa mở, nên lúc vận chuyển nội lực kinh mạch mất sự bình thường, nơi nào thông thì khí chạy, nơi nào không thông thì chân khí trụ nơi đó.

Muốn kinh mạch điều hòa phải:
-   Vươn vai, uốn mình
-   Hít thở tự nhiên cho khí huyết lưu thông, rồi sau đó bắt đầu vận khí cho kinh mạch điều hòa. 
-   Đôi bàn tay xòe thẳng, 2 ngón cái xếp vào bàn tay.
-   Vận chuyển đôi bàn tay lên xuống theo vòng tròn, hơi thở theo động tác đôi tay.
(Khi điều hòa kinh mạch xong, bắt đầu luyện nội công thì không bao giờ bị trụ khí.).

1-    Trường hợp bị đả thương tán thần, kinh mạch bị lọan:  
     Ngồi:  Thiền định, mắt nhìn thẳng tới trước.  Nín hơi cho quây từ nê hườn xuống đến hết cơ thể, khi hết hơi, thở ra nhẹ nhàng, tiếp tục quây mãi như thế cho đến khi kinh mạch điều hòa. (Dùng nội khí chữa thương cho mình và cho người).

2- Trong huyệt đạo nằm đối chéo nhau, khi bấm điểm chữa trị hay giải thì phải theo các huyệt đối chéo nhau, không giải ngay huyệt (chổ) bị thương.
    
    Ba Tạng Kinh Chánh Trong Cơ Thể
 1-    Đầu huyệt trung ương (sau ót, ngay lổ trủng ăn thông xuống đôi chân):  Đây là huyệt đạo trung ương chánh, nắm giữ tạng kinh chánh trong cơ thể.
 2-  Phía trước ngực trên vú (Hai huyệt đạo trung ương chánh.  Đánh diểm trúng:  bán thân bên phải, tê na thân trước)
 3-  Phía sau lưng đối chéo 2 huyệt trung ương chánh
       Đánh điểm trúng:  tê, bán thân bên trái
       Nếu bấm xuyên xéo:  tê liệt na thân, tê liệt cánh tay
       Đầu tiên ta chỉ cần đả thông 3 huyệt đạo trên, tức là thông 3 tạng kinh.  Đả thông tức là mở được 3 huyệt đạo đó.  Muốn mở 3 huyệt đạo đó thì phải vận nội lực thần công sẽ nghe luồng khí điển chạy tê, buôt nóng dài.
     



CHỨNG BỆNH THÔNG THƯỜNG NGƯỜI LUYỆN CÔNG & NỘI CÔNG


cấp Tiên Lâm phái


·       Nội công thừa:  làm cơ thể trặc, đau
·       Hỏa thừa:     nóng toàn cơ thể
·       Thy thừa:   lạnh toàn cơ thể

Phương pháp cứu người:  bằng trí huệ, bằng tri thức cm ứng. 
-        - Mức thấp:  dùng chân lực điểm vào bệnh nhân.
-        - Mức trung bình:  bấm điểm bằng nội khí nhẹ nhàng.
-        - Mức cao:  ý tưởng thì nội khí xuất khỏi bàn tay.
-        - Mức thượng thừa:  chuẩn đoán và điều trị bằng đôi nhn, tiềm thức và trí huệ (không còn xữ dụng nội công, chân khí, chơn hỏa, thy hàn mà bao trùm các phương cách trên, tức là xữ dụng bằng kinh mạch trong cơ thể để xuất phát).
·       - Dùng trí huệ chữa trị:  điều khiển bệnh nhân thở
·       - Dùng nội lực thần công:  điểm huyệt người sẽ được như ý như: tê, hoại thể, bất động (gây tê, gây mê, gây tê làm dòng âm xuất).

NI CÔNG

Định nghĩa Nội công:

Nội công là phương pháp thu rút khí điển của âm dương đất trời vào cơ thể, theo động tác của đôi tay mà hít, thở hòa vào cơ thể trong các tuyến kinh, các huyệt đạo, tạo thành luồng chân lực luân lưu trong nội thể.

Muốn xữ dụng luồng nội lực (nội khí) xuất ra ngoài dùng để trị bịnh, chữa thương phải dùng tâm pháp xuất ra ở các nơi:  lòng bàn tay, đầu các ngón tay, ở đôi nhãn và huyệt Tam Tinh hay các lổ chơn lông.  Dùng nội lực, nội khí trị bệnh cho người. 





10 ĐIỀU GIỚI LUẬT



 5 Điều Tuyệt Đối

11-    Không được phạm tu, dù ít hay nhiều trong bất cứ trường hợp nào.
22-    Tuyệt đối phải nhẫn, dù bất cứ giá nào.
33-    Phải lánh xa tất cả mọi lục dục, thất tình
44-    Tránh xa sắc dục, không đam mê, không nhiểm sắc
55-    Không được tà tâm
-        Không lợi dụng đạo huyền vi mà làm điều không chơn chánh
-        Không phản thầy, phản huynh đệ.

5 Điều Tương Đối:

1)    Đối với huynh đệ, bằng hữu phải có lòng tương trợ, chung vai gánh vác lẫn nhau khi hữu sự
2)    Huynh đệ cần phải siết chặt tay nhau, nối vòng tay hành đạo, cứu người
3)    Phải có đầy đủ:  Bi, Trí, Dũng (tự rèn luyện)
4)    Phải hành: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.

5)    Phải tôn kính các vị bề trên của mình.  Tuyệt đối trung nghĩa.




10 ĐIỀU QUI MÔN VÕ ĐẠO THIÊN LÂM


Điều 1:  Tuyệt cấm không được dùng rượu.  Trong rượu có độc tố hại sức khỏe, luyện công không thành, hại thần kinh, ảnh hưởng đến huyệt đạo và tâm linh.

Điều 2:  Môn võ học Thiên Lâm là cứu khổ, cứu nạn mọi người. Không tranh cao thấp, không ỷ thế cậy tài. Kẻ nào đến thử thách chúng ta thì chúng ta biết họ là gì. Chúng ta nhẫn, hòa để cho người khác dạy cho họ những bài học xứng đáng.

Điều 3:  Kẻ hung dữ, kiêu căng, kiêu ngạo thì sẽ bị khổ và tử vì việc họ hành, những kẻ đó sẽ không trường tồn.  
Ma qu, tình yêu thì không bao giờ sống chung và đi chung đường với Phật, mà chúng luôn ganh ghét, hại Phật, nhưng không bao giờ hại Phật được.

Điều 4:  Học võ mà còn tham danh, tham lợi thì những kẻ đó sẽ bị tử về qu nghiệp đao kiếm.
     Gian ác thì không trường tồn
     Hiền lương thì thường lâm nạn.


Điều 5:  Những kẻ không chân chánh, những kẻ bất tài thường hay ganh tỵ những người đạo đức và những người có tài hơn họ.

Điều 6:  Kẻ học võ mà còn sân si, hung dữ, háo thắng, háo danh thì trước hay sau, lâu hay mau, sớm hay muộn thì cũng tử về nghiệp.

Điều 7:  Dùng võ học để hại người, hơn thua nhau thì võ của họ không phải là chân chánh.

Điều 8:  Dùng võ học để cứu người, giúp người lâm nạn thì đó là võ đạo.  Dùng võ học để hại người thì đó là võ gian tà.
-        Ma qu thì không bao giờ thương người, cúu người
-        Phật thì không bao giờ hại người
Các đệ tử hãy học thuộc lòng câu ny và luôn luôn tâm niệm điều này để ta sẽ biết ta là ai.  Đây là chiếc gương soi mình vậy.

Điều 9:  Những kẻ hung dữ thường hay ngu dốt
             Những kẻ ngu dốt thường không có đạo đức
             Những kẻ không đạo đức khi chết thường thành ma qu.

Điều 10:  Chấp nhận gian khổ, chấp nhận hy sinh là đã chấp nhận hiến tâm cho đạo, hiến thân cho đời.

Người xả thân vì đạo, hiến thân vì đời tất sẽ được chân như, đạt được pháp tâm, đắc thành sở nguyện, đạt được như ý về: trí, huệ, tâm sẽ đắc thành viên mãn, an nhàng tự tại bất cứ nơi đâu.

Người khôn hiện tại không phải lo cái sống hôm nay, mà lo cho cái chết ngày mai.  Có nghĩa là ta phải nghĩ tới ngày mai.  Nếu nói về đạo thì: đừng nên lo cái sống ngắn ngũi hiện tại (100 năm), mà lo cuộc sống linh hồn ngày mai. Nếu không siêu thoát, linh hồn sẽ khổ sỡ đến muôn đời, muôn kiếp.
Cuộc sống vật chất hôm nay tuy có rồi, ngày mai sẽ không.
Sự chết ngày mai hôm nay không có, nhưng ngày mai sẽ có.  Hôm nay không lo cho sự chết của ngày mai, thì khi chết sẽ chẳng có gì.  Cho nên biết sống cho hiện tại, tức là đả lo cho tương lai ngày mai. Cho nên mới có câu:   Hữu sinh vô ngại, hữu diệt tất thành. (Lúc còn sống không sợ điều gì, khi chết bỏ xác phàm sẽ được giải thoát, linh hồn sáng suốt, minh mẩn tìm về cõi chánh niết).














VÔVINA THILA


Việt Võ Đạo Thiên Lâm Phái Vô Công (Tiên Lâm Phái)




I)               MỤC ĐÍCH

1)    Không tranh danh lợi, không hơn thua, luôn nhẫn hòa

-        Khi đấu võ:  khoan thai trước địch thủ, không tấn công trước
-        Tập trung tinh thần theo dõi hành động đối phương
-        Phản công khoan thai, nhẹ nhàng, trúng huyệt đạo
-        Một cái đấm, chém, điểm huyệt nhẹ nhàng làm chấn động đối phương vì chúng ta xữ dụng chân lực
-        Trước đối thủ:  đức tin vững mạnh, tinh thần bình tỉnh, sáng suốt thì sẽ thắng đối phương, dù đối phương có hơn ta chút ít, nếu chúng ta e dè, sợ sệt, thì đối thủ sẽ áp đảo chúng ta.
-        Đánh mạnh, đá mạnh tức là dùng sức lực ngọai công thì người đó không biết dùng nội công cao thâm thượng thừa.  Nôi công cao mà không đánh trúng huyệt đạo thì cũng vô dụng.
-        Muốn phá thng ngoại công, nội công thì chúng ta đánh nhẹ nhàng vào huyệt đạo.

Cho nên:  chúng ta phải biết phương cách xữ dụng: Ngoại công và Nội công.

Phải luyện tập: 

-        Mười đầu ngón tay, cườm tay, cùi chõ.
-        Mười đầu ngón chân, gót chân, đầu gối
-        Đâm, đá, đánh vào vật mềm, vào bao cát, cát
-        Đâm, đá, đánh vào cây bọc vi.
-         
2)    Trị bệnh cho mọi người được hữu hiệu nhất

Với bệnh hiện tại trong thời hôm nay (trong những tháng năm sắp đến hai ngàn năm), những bệnh mà chúng nhân thường mắc phải, chỉ xữ dụng phương pháp bấm huyệt mới mau hiệu qu.

-        Xữ dụng nội khí truyền qua bệnh nhân tùy theo bệnh trạng.  Phương pháp ny chúng ta tự chữa trị cho bản thân và cho mọi người. Có thể hướng dẩn phương cách cho bệnh nhân tự chửa trị.  Phương pháp này có thể điều trị về bệnh thể trong lục phủ ngũ tạng và tà ma, tức là bệnh về dòng điện âm xâm nhập nội thể.  Cho nên chúng ta phải biết về y lý Đông phương, về cơ thể con người và sự hoạt động trong cơ thể. 
Phương pháp tu học của chúng ta học từ căn bản lý thuyết và thực hành, giải thích hiện tượng có tính khoa học.

II)            ĐIỀU KIỆN:

-        Chúng ta phải hy sinh mọi sự vui chơi, tập trung tinh thần vào việc tu học.
-        Luôn hướng vọng đến mọi sự đau khổ, bệnh tật, tai nạn của con người.
-        Chúng ta học võ không phải để tranh đua cao thấp, hay vì danh lợi để mọi người biết đến, hoặc trừ khử những kẻ hung ác, trừ khử tà ma yêu mị mà nhiệm vụ chủ yếu là cứu cả linh hồn ln thể xác thế nhân, những người đến với chúng ta sẽ là hạt từ bi. Vòng tay chúng ta luôn mở rộng đón nhận mọi người trong hoan hỉ, vui tươi.
-        Chúng ta xả thân vì đạo.  Đó là cái đạo làm người, tức là cái đạo của con người đối với con người. Chúng ta không theo một tôn giáo hay phái môn nào hết, không tôn thờ chủ thuyết nào hết, mà hòa đồng tất cả.  Vì Phật, Chúa , Thánh, Thần… đều từ con người mà đắc đạo.  Cho nên đối với chúng ta đừng nghĩ gì hết, mà lấy cái tâm chính giác, chánh kiến, chánh tri mà hành đối với tha nhân.

Chúng ta làm đúng ý nghĩa một con người trong xã hội loài người, nơi nào có nạn tai, đau khổ là có chúng ta đến.  Tôn giáo nào, triết lý nào, chúng ta cũng hòa hợp được và sống chung hòa thuân được.

Vây mục đích chúng ta luyện võ để làm gì?
 Chúng ta học võ không phải để tranh đua cao thấp hay đem tài ny phô bày trước chúng sanh, mà để bảo vệ sức khỏe bản thân, vì có khỏe mạnh mới minh mẩn sáng suốt, khỏe mạnh mới hành được những điều hữu ích cho hôm nay và mai sau.

Chúng ta sẽ được học và tìm hiểu tận tường về những điều mà y học hôm nay chưa tìm đươc.

Việt Võ Đạo Thiên Lâm Phái gồm có các môn học:
1)    Phật Thủ Quyền và Thập Bát La Hán Quyền
2)    Phục Hổ Quyền
3)    Phụng Hoàng Quyền
4)    Hầu Quyền
5)    Xà Quyền
6)    Đu Cân Vân Lạc Nhạn Quyền
7)    Thất Bảo Vô Công Thái Độc Quyền