Friday, October 24, 2014

THIỀN ĐỊNH - THẦN DU CÔNG HUYỀN PHÁP

animated buddha photo: Animated Buddha buddhasan.gif



THIỀN ĐỊNH
THẦN DU CÔNG HUYỀN PHÁP
Thần khai mở ý thân pháp định
Công luyện thành ý thỉnh nguyên căn
Pháp huyền du bước thoát lòng trần
Bỏ neo trần ai đến cảnh Thần
Chu du một bước đời thức tỉnh
Biết rõ huyền công ấy mới chân.



I- THIỀN ĐỊNH
            1- Thiền định cứu khổ


Là phương cách tu thiền để cứu khổ nhơn sanh (bá gia bá tánh) tức là nhận quang điển để được khai: huệ, huệ tâm, huệ trí. Phương pháp này tu luyện rất dễ dàng, chứng nghiệm trong thời gian ba niên trở lại.
Chỉ cần có tâm cứu khổ, chắc chắn sẽ được chứng đắc về thiền tâm và đạt những sở ý, sở nguyện như ý của mình. Cách công phu này không đòi hỏi ở thiền gia một kiên nhẫn lâu dài, không có gì khó khăn. Chỉ cần có cái tâm thanh tịnh, cái tâm chân chính, luôn luôn giữ vững niềm tin, đức tin, kiên trì, cương quyết là được như ý nguyện.
            Trong pháp tu nầy thiền gia phải trải qua 3 giai đoạn:
            - Giai đoạn 1: Thiền tu cứu khổ phải biết trụ tâm,
            - Giai đoạn 2: Qua giai đoạn trụ tâm phải biết định tâm, tức tâm thanh tịnh.
            - Giai đoạn 3: Qua giai đoạn thanh tịnh phải biết thâu nhận điển quang (tất chứng ngộ điển    
              quang).
Phần thực hành
            Sơ lược tóm tắt cách thiền định:
            - Phải định thiền vào giờ tý mỗi đêm.
            - Khi thức dậy, rửa mặt cho tươi tỉnh, tâm thật yên lặng (không còn bị ngoại cảnh chi phối)  
              mới bắt đầu ngồi tịnh.
            - Cách ngồi: bán dà hay kiết dà.
            - Tay: bắt ấn phật tổ, 2 tay để lên đầu gối. Nếu bắt ấn tý và kiết tường giao nhau tức là ấn tam
              muội, 2 ngón tay đụng nhau. Khi xả thiền thì đưa lên đầu mà xả.
            - Lưng: phải thẳng, mặt quay về hướng Đông.
            - Miệng: bình thường (ngậm).
            - Mắt: mở và nhìn thẳng vào một nơi nhất định (đầu cây nhang đang cháy, ngọn đèn vừa tầm
              mắt).
            - Mật niệm: phật Tổ Di Đà, Quan Âm cứu khổ cứu nạn.
            - Hơi thở: hít bằng mũi, thở bằng miệng thật nhẹ nhàng, chậm rải cho chân khí lưu thông đều
              hòa.
Để ý kiểm soát toàn thân tứ đại, lúc đầu chưa quen có thể những triệu chứng khác lạ xảy ra, như ngứa, nhột nhạt trong cơ thể (thời gian sau quen dần tự nhiên hết) vẫn tự nhiên đừng để ý, tập quen dần những tiếng động bên tai.
            1-         Giai đoạn trụ tâm
            Lúc đầu định thiền có những diễn biến sau đây:
            - Sẽ xuất phát những hiện tượng quá khứ vị lai, toàn thân có triệu chứng ngứa hay nhột nhạt
            - Qua diễn biến đó sẽ đến giai đoạn định tâm, tức là bắt đầu được yên lặng trong thân, tuy nhiên vẫn còn nghe tiếng động bên ngoài.
            - Qua thời gian nữa sẽ còn nghe (phân biệt) nhưng cái động bên ngoài và dần dần sẽ đến giai đoạn thanh tịnh.
           2-         Giai đoạn thanh tịnh
            - Lúc định thiền không còn nghe, biết những tiếng động bên ngoài (trong trạng thái không còn biết mình đang thở, không còn vọng niệm Di Đà như lúc đầu), mà tự cảm thấy toàn thân nhẹ nhàng, gần như không còn nghe cảm giác vể bãn thể mà an nhiên, tự nhiên, tức là không còn bị chi phối từ bên trong và bên ngoài bãn thể.
            - Đây là giai đoạn bắt đầu khai nhập điển quang (khai tức là mở hườn, nhập tức là thu nhận điển quang vào toàn thân) tức là mở ý thức thần và tâm, trí, huệ)
            3-         Giai đoạn thu nhận điển quang
            Khi tâm, trí, huệ được thanh tịnh, tức là điển quang bắt đầu khai nhập, thì thân phàm tứ đại bắt đầu nhẹ nhàng thanh thản trước mọi việc...
            Không còn sợ cho bãn thể dù trước việc lâm nguy mà vẫn tự nhiên ứng biến đối phó trong thong thả.
            Khi đến giai đoạn thanh tịnh và thâu nhập điển quang mỗi khi định thiền tầm hương tâm nguyện:
            Cầu xin các chơn vị trong hàng Thập bát điển quang, các hàng cửu phẩm, các hàng tiên gia lâm phàm giáng điển khai mở: Huệ, huệ tâm, huệ trí cho đệ tử pháp danh ....... tên họ tuổi ....... Cầu xin Quan Âm cứu khổ, cứu nạn, trực điển giúp cho đệ tử trong việc hành cứu khổ nhơn sanh.
            Nếu được khai mở tâm thì quang điển sẽ chiếu rọi và xoáy nhẹ trước ngực của mình.
            Nếu được khai trí thì quang điển sẽ chiếu rọi và xoáy nhẹ giữa trán.
            Nếu được khai huệ thì quang điển sẽ giáng vào nơi nê hườn tức là đỉnh đầu.
            Từ đó quang điển sẽ đi dần vào cơ thể
Khai tâm: biết và thấy việc của người.
Khai trí: nhận biết và thấy được hiện tại quá khứ.
Khai huệ: nghe thấy và biết được việc của người và đồng thời có thể hành cứu khổ bằng cách chuyển bệnh hoặc giúp người thoát nạn.
            Trong trường hợp, nếu được khai huệ trước thì việc khai tâm, khai trí rất dễ dàng. Nếu khai tâm và trí trước thì phải tiếp tục công phu, nếu dừng lại thì bị mất hay giảm đi.
            Vị nào trong thiền định cứu khổ, nếu duyên được khai huệ trước, thì cũng ví như tự mình đốt được ngọn đèn, còn ở trong tình trạng khai tâm và trí trước là đang ở trong tình trạng mượn ánh đuốc.
            Sau thời gian đã khai mở người tu thiền sẽ tự biết xuất nhập điển quang khi tưởng đến. Giai đoạn này thì quang điển không còn vào ở một nơi, mà chạy khắp trong cơ thể.
            Những phân điễn do chính mắt nhìn thấy, hoặc cảm nhận qua thần thức trực giáng giúp khai mở: huệ, tâm, trí là do nhân duyên mình được hưởng.
            Người tu thiền phải biết cảm nhận và thu rút quang điển vào: Hít thở đều hòa để toàn thân được: Dương âm thọ, tức là chơn điển đều hòa trong tứ thể từ đầu đến chân.
            Để phân biệt từng phân điển giáng cho mình như: nóng, mát, ấm, hoặc ớn rần theo đường xương sống lưng theo sự nhận xét sau đây:
Điển mát: là của hàng chơn nhơn thập bát
Điển ấm: của hàng chư vị bồ tát
Điển nóng: của hàng võ hoặc Thần, Thánh.
            Thường khi nếu phân điển vào đường xương sống ớn lạnh, hoặc rợn người, đó là phân điển của các hàng chư Thần chư Thánh. Để phân biệt tà quang, tức là phân điển của ngạ quỷ, thì toàn thân nghe ớn lạnh. Lúc bấy giờ người tu thiền nên xả thiền ngay.
            Để phân biệt màu sắc điển quang, quý đạo hữu, quý bạn thiền gia để ý: Thông thường các chư vị ẩn trong ngũ sắc tùy duyên hóa độ mà người tu thiền nhìn thấy sắc quang điển:
            - Sắc tím xanh, trắng: từ hàng bồ tát trở lên
            - Sắc xanh, vàng, đỏ: từ cấp chư Tiên xuống cấp Thần.
            2-         Thiền định giải thoát (tu thiền giải thoát)
Phương pháp tu để giải thoát (thoát phàm) phải trải qua những chướng ngại đầy khó khăn thử thách. Phương pháp này có 2 giai đoạn phải đi qua:
            - Thiền định
            - Tham thiền nhập định
Diễn giải lý thuyết
a- THIỀN ĐỊNH
            Là giai đoạn đầu mà thiền gia phải vượt qua, đây là giai đoạn trụ tâm.
Tâm sở trụ kỳ quan kiết như lai (tức là khi tâm đã trụ rồi, thì sẽ thấy được ta từ quá khứ đến hiện tại).
            Tức là kiết kỳ tâm, trụ như sở ý: nghĩa là khi đã thấy tâm, trụ tâm thì mới định tâm được. Nếu thấy tâm mà khơng trụ được thì làm sao định được. Khi tâm đã định thì mới hành như sở ý của mình. Đây là giai đoạn sơ thiền, muốn bước qua nhanh nhất phải mất từ 3 niên trở lên mới chứng được thiền định.
            - Thiền định: tức là thấy cái tâm
            - Trụ định: tức là trụ tâm.
            - Nhập định: tức là thiền tâm hay định tâm.
b- THAM THIỀN NHẬP ĐỊNH
Gồm có: Trung thiền va đại thiền
            Vô minh sở trụ, bất kỳ tâm như ý (tức là đến giai đoạn không còn có cái tâm)
Có nghĩa là: trụ tâm như sở ý, bất hoại diệt vô minh (tức là thành tiên tại thế).
            Tuy mang xác phàm mà không mang, có xác mà không có, muốn thoát xác lúc nào cũng được. Giaui đoạn nầy phàm xác không còn là chướng ngại nữa, không còn điều gì là vướn vấp nữa. Trạng thái này phàm nhơn gọi là đắc đạo hay thành tiên tại thế, cỏn giữ xác phàm là để hóa độ nhân sinh.
            Trường hợp này muốn trả thân phàm tứ đại phải lên non cao nhập định thoát chơn hồn, phàm thân thành nước vì không còn ảnh hưởng của ngũ hành. Có những vị lúc trả xác phàm để lại phàm thân bằng xương không thối rữa. Đó là lúc chứng đắc rút linh hốn khỏi phàm xác luôn cả phần tinh, khí, thần nên những chất khí ngũ hành không nhiễm vào được, cho nên hình thể vẫn giữ nguyên giống như tượng đá không tan rã. Nhưng nếu để lại phần tinh, khí, thần tức là còn thọ nhập ngũ hành, tức nhiên xác phàm bị hoại rửa.
            1- Giai đoạn trung thiền
Giai đoạn nầy còn gọi là tham thiền. Người tu thiền bắt đầu chuyển qua sự nghe, thấy, còn gọi là thân ý thức.
            Giai đoạn này là: trụ tâm kỳ như ý thức giới
            Trụ tâm kỳ như: ý nghĩa là đã đạt sở ý
            Ý thức giới: nhìn thấy mọi sự việc.
Có nghĩa là sự nhận biết, thấy là cái tâm. Tâm muốn trụ thì trụ, muốn định thì định, tức là giai đoạn làm chủ cái tâm.
            2- Giai đoạn đại thiền hay nhập định
Định tâm như sở trụ, bất hoại kiết kỳ như vô minh kiết bất ý. Đây là giai đoạn không còn thấy trụ, định nữa mà là giai đoạn rốt ráo. Tuy mang xác phàm mà không có, muốn thoát xác lúc nào cũng được.
Dẫn giải thực hành
a/ Giai đoạn sơ thiền
            Thiền tu giải thoát chỉ ngồi trụ tâm đến lúc không còn bị động. Cơ thể ở vào trạng thái nhẹ nhành thanh thản. Đến giai đoạn ở vào trạng thái nầy thiền gia phải bước qua giai đoạn trung thiền.
b/ Giai đoạn trung thiền
            Giai đoạn này thiền gia phải có đầy đủ tinh, khí, thần.
            - Luyện tinh: phải luyện hỏa xa
            - Luyện khí: phải luyện đơn điền
            - Luyện thần: phải luyện dưỡng sinh.
Ba pháp tu này thiền gia phải chọn lựa pháp nào đi trước, pháp nào luyện sau. Thông thường thì phải luyện thần trước để cho cơ thể đầy đủ sinh khí, chịu đựng được mọi gian lao thử thách trong thời gian lâu dài mà cơ thể không còn dùng thực. Về phần đặc biệt này quý đạo hữu, quý bạn thiền gia muốn tham cứu tu luyện, Huệ Minh xin hướng dẫn trực tiếp để sự tham cứu và tu luyện được ngộ ý.
            - phần công phu dưỡng sinh mục đích giúp bãn thể nhẹ nhàng, thanh thoát, có sức chịu đựng lâu dài trong bước đường tu thiền.
            - phần công phu đơn điền nhằm mục đích đều hòa chân khí trong cơ thể, tâm linh thoải mái đi đến tình trạng tuyệt dục.
            - phần tu luyện hỏa xa là để giúp thiền gia có một nội lực cao thâm, tự khai mở trí huệ, dùng lửa đốt lục dục thất tình, lục dục trong cơ thể.
            - Luyện khí là giai đoạn diệt dục kế tiếp là luyện hỏa xa để trừ tuyệt dục. Nam thì qui túc, nữ thì buồng trứng teo lại không còn hành kinh.
c/ Giai đoạn tham thiền nhập định
Bước sang giai đoạn này vừa thiền định trụ tâm, nhập định vừa luyện công các phép đã đi qua trong giai đoạn trung thiền. Phần công phu này hằng ngày 2 thời: Tý, Ngọ. Điều càn lưu ý là thiền gia phải sinh hoại đi đứng, bình thường. Tuy nhiên sự sinh hoạt giao tiếp vẫn ở trong trạng thái thiền. Nếu không vận động ngồi mãi sẽ khô tọa, tức là chân khí không lưu thông, chân tay sẽ bị tê liệt hay đau nhức, có thể tê liệt luôn.
            Trong thời gian ở vào giai đoạn tham thiền nhập định sẽ có những triệu chứng xảy ra như sau:
            - Đầu nặng: luyện sai ở thời kỳ trung thiền.
            - Ngực nặng: luyện sai ở trung thiền.
            - Phát dục: luyện sai ở trung thiền.
            - Toàn thân bị bải hoải: luyện sai ở sơ thiền.
Các triệu chứng trên khi đã phát hiện trong cơ thể, tức là đã luyện sai một trong các phép hay thực hành trong các phép đều sai. Sự chữa trị phải hợp thời, nếu không thì sự tu luyện sẽ không có kết quả thăng tiến, lâu dần chuyển sang triệu chứng nan y, danh từ phàm thế thường dùng là "tẩu hỏa nhập ma".
            3- Thiền định để tu luyện pháp công (còn gọi là phật hành)
            Theo danh từ đạo, tu luyện huyền công bằng tâm pháp gọi là pháp công hay phật hành.
Phật hành: tức là trụ định để tâm không, từ tâm không, đem xử dụng trong hành đạo gọi là phật hành. Nếu dẫn giải sâu xa nữa là việc hành đạo cứu khổ bằng cái tâm phật, tức là không định trước một điều gì, không thọ hưởng: danh, lợi, cứ như nhiên, tự nhiên mà hành, tùy theo nhân duyện gặp phải trong hiện lúc.
            Muốn tu luyện pháp công tâm pháp thì phải biết trụ tâm và định tâm để quán tưởng lệnh phù. Nếu là thiền gia thì sự tu luyện rất dễ dàng và nhanh đến kết quả như ý.
            Nếu chưa biết định tâm thì phải luyện pháp định tâm trước, sau luyện pháp công. Về định tâm thì có 3 phương cách sau đây:
a/ Phần điều thân:
            - Ngồi: vị thế bán dà hay kết dà, lưng phải thẳng, cho chân khí lưu thông được dễ dàng đều hòa khắp cơ thể.
            - Hai tay: bắt ấn phật tổ để lên 2 đầu gối.
            - Mắt: mở nhìn tới trước một đối vật hay vào khoảng không để cho chân khí, quang điển vào đôi nhãn.
            - Mật niệm trong tâm cầu xin các chơn vị trong hàng thập bát đại điển quang, chư vị Bồ tát, tam cấp chư Tiên, chư Thánh, chư Thần trợ giúp trực điển tiếp sức trong vô hình.
            - Khi quán tưởng ba cõi (tam thiên) bằng tâm, mắt mở nhìn thẳng luôn sẵn sàng thâu nhận những tia quang điển từ mắt phát ra.
            - Thời gian công phu: tý, ngọ, lâu hay mau tùy ý, sau quen dần trên 1 giờ.
b/ Phần điều tâm:
Thời gian và khắc công phu chánh là Tý, ngọ cho quen với chữ phù sau một thời gian luyện nhật nguyệt.
            Lúc ban ngày khi ánh nhựt vừa lố dạng (trong vị thế ngồi hay đứng) nhìn thẳng vào mặt nhựt hay mặt nguyệt dùng bằng tâm mắt hướng vào đó, mật niệm bắt đầu quán tưởng...
            Cái công hiệu sự nín thở là để cho nội lực dồn về tâm và nhãn mà phát huy pháp.
            Thời gian như vậy tối thiểu 100 ngày, không cần liên tục, nhưng không để khoảng cách quá lâu một vài ngày. Khi định tâm quáng tưởng thấy tâm nhiên hiện ra trước mặt màu ửng đỏ là thành công. Trong tình trạng này thì tâm đã tịnh, dù bên ngoài có ồn ào la ó cũng không làm xao xuyến phân tâm có thể bế được nhĩ, tất nhiên diệt dược thức của nhĩ, nghĩa là nghe mà ý không dẫn được.
            Lúc ban đêm trong những đêm trăng sáng, hay nhìn vào những vì sao có ánh sáng chiếu tỏa, tu luyện như mặt nhựt.
            Qua một thời gian, mỗi khi nhìn quán tưởng tam cõi vào mặt nhựt hay nguyệt thì thấy phát quang chiếu sáng, lúc đó thu ánh sáng vào tâm và đôi nhãn. Đến lúc cần xử dụng, khi có ý tưởng, tự nhiên tam thiên phát ra từ tâm hay nhãn tùy theo ý muốn của ta.
            Khi đã định tâm được rồi, ta bắt đầu tu luyện pháp công mới dễ dàng và nhanh chóng.
            Có 3 cách luyện tâm, tùy theo ý thích, chỉ cần luyện một trong ba cách
            - Chữ vạn và 3 chữ Thiên
            - Ba chữ Thiên.
Công dung:     
            - Định tâm
            - Giải trừ mọi tật bệnh cho bá gia
            - Trừ khử tà gian ẩn trong thể xác.
DÙNG THIỀN TU LUYỆN PHÁP CÔNG

Pháp công: là huyền pháp xuất phát từ tâm. Muốn có một quyền phép xuất phát từ tâm theo ý muốn của mình thì phải tu luyện cái tâm đến lảnh vực định. Tâm phải không tất cả, nghĩa là thân xác tâm linh không còn có việc gì vướng trần cảnh. Được như vậy mới có thể dùng mật ngữ tu luyện mà phát huy được sự huyền linh. Cho nên gọi là phép thần thông là như vậy. Vì các phép nầy ở trong lãnh vực huyền công nên đòi hỏi phải có cái tâm chơn như, vị tha cứu khổ, hay nói cách khác mà theo nghĩa phàm thế gọi là tâm phật hay Bồ tát mới tu luyện được thành công.
            Khi tu luyện chứng đắc xem như đắc quả về phần thần thông tại thế phàm, vì khi xử dụng thì huyền linh pháp ứng không thể lường được.
            Các phép nầy do các chơn vị trong hàng Thập bát điển quang, các hàng Bồ tát, các vị Tiên gia lâm phàm truyền dạy cho các đệ tử phàm thế có nhân duyên.
            Phần tu luyện pháp công do Huệ Từ sư đệ trong hội đảm trách. Nếu quý huynh đệ, quý thiền gia, quý đạo hữu có thiện ý tham cứu tu luyện hầu cứu giúp nhân sanh, thì sư đệ Huệ Từ trực tiếp hướng dẫn, dẫn giảng về khẩu quyết phương thức tu luyện.
            4- Thiền định tu luyện thần thông (Đây là phương pháp tu luyện trong huyền công)
Thần: thần thức
Thông: chỉ sự khai mở về thân tứ đại
Thần thông: là dùng thần thức thiền định để khai mở thân tứ đại về lục thông: Huệ, trí, tâm, nhĩ, nhãn, khẩu.
            Đây là những yếu tố chính trong thần thông. Có thể gọi là lục thông, tức là 6 con đường trong bãn thể được khai mở. Sáu con đường nầy chỉ có một chổ xuất phát từ thân tứ đại. Muốn khai mở được minh sáng tất phải diệt đường đen tối.
            Nếu diệt được căn, trần, thức về đường nào thì đường đó được sáng trong, lộ được tánh Thiên, đó là chân, thiện, mỹ, trở về bãn tánh cội gốc xuất phát thời nguyên thủy.
            Từ thời khai thiên, lúc có nhơn phàm đầu tiên thì chưa nhiễm ngũ hành, vào thời đó nhơn sanh chưa nhiễm căn, trần, thức. Sắc tướng chưa nhiễm ngũ hành, vì thế trí chưa phát triển. Mãi đến thời hậu thiên sự ô nhiễm quá nặng, nên tánh thiên bị che mất bởi u minh, lục căn, lục thức đưa trí tuệ con người đến đỉnh cao, cho nên đạo đức suy di ngày càng suy di, mất gốc, cho nên mạt phát là như vậy.
            Diệt cho sạch lục tà bản thể
            Mở huệ tâm mới để lộ nguyên hình
            Lục căn cội rể mới thấy nhin
            Đừng nhiễm thể để lục trần lôi cuốn
            Diệt căn gốc tận nguồn đưa xuống
            Mở huệ tâm mới khai được lục trần
            Diệt mà khai, khai mà diệt phàm nhân
            Lục căn, lục tánh ý trần nhiễm ô
            Khai thức giới bước vô bản thể
            Mở lục trần diệt thể tà tâm
            Căn nguyên cội rễ chẳng lầm
            Khai đường chánh giác không nhầm bến mê.
Phần nầy giống như phần thiền định giải thoát, nhưng có cái khác biệt là đi thẳng đường vào khai mở lục thông. Cho nên khi định thiền trong điều tức đưa nội lực về nơi đã định. Qua nhiều thời gian mỗi ngài tăng một ít đi dến chổ khai thông hoàn toàn. Phần này lưu truyền gởi đến quý đạo hữu, quý thiền gia có tâm cứu khổ.
           5- Thiền định tu luyện huyền công cứu nhân
Những danh từ nhân sanh thường dùng: phép tắc thần thông, bùa phép, phù chú được lưu truyền từ ngàn xưa đến nay, nhưng chưa ai biết rõ xuất xứ như thế nào.
            Ngay các vị đệ tử thời hậu thiên của 2 môn phái: Thánh tổ Lỗ ban Cửu Thiên Huyền Nữ và Thần tổ Lỗ ban Khương thái Công cũng chưa hiểu rõ sự xuất xứ lưu truyền như thế nào. Phần đông các vị sư chỉ chú tâm tu luyện thần thông phép tắt mà thiếu hẳn phần quan trọng đó là pháp đạo. Chứng đắc thần thông chưa hẳ là đạt đạo của Thầy, mà hành theo ý muốn của Thầy, tức là cái điều mà sau khi bỏ xác phàm được trở về cỏi Thiên vĩnh viễn, thoát được bể trầm luân trần thế.
            Chính vì sự thiếu sót quan trọng đó, hơn nữa cũng do nhân duyên nên Huệ Minh cùng quý đạo hữu, quý bạn thiền gia quay về dĩ vãng của thời khai thiên.
1- THẦN TỔ LỖ BAN KHƯƠNG THÁI CÔNG
 Ngược dòng thời gian trở về thời khai thiên tiền kiếp của Khương thái Công là một trong những tiểu vô cực điển dương xuất thần cùng một lúc với các chơn vị trong hàng Thập bát điển quang.
            Lúc vô cực d8iển dương phân hóa, điển vô cực tiền kiếp của Ngài Khương Thái Công chẳng may bị rơi vào hành không chơn khí, tức là một hành âm chết. Vì xuất thân là một tiểu vô cực dương, nên ở vào hành âm nầy tiểu vô cực điển vẫn công phu được, vì còn lưu dưởng điển dương khi phân hóa, nhưng chỉ biến hóa được thành những loài không tri giác mà thôi, tuy nhiên vẫn biết di động và linh hoạt được.
            Trong cùng một lúc khai sinh, có một tiểu vô cực điển dương may mắn hơn rơi nhằm ngay một hành vượn tinh khí chiếu tỏa quang, có hấp lực thu rút được vượn khí các hành khắp bơi. Cho nên tiểu vô cực điển nầy công phu tu luyện rất dễ dàng chứng đắc huyền công nhanh hơn một số các tiểu vô cực khác. Tiểu vô cực điển nầy có danh từ trần thế lưu truyền qua kinh văn giáo lý đó là Ngài Phổ Hiền Bồ tát.
            Trong hành thiếu chơn khí Ngài Thái Công cố gắn công phu tu luyện từ một tiểu vô cực điển hóa thành chim Bạch nhạn xinh đẹp mỏ đỏ, lông trắng, chân đỏ như son, biết bay nhảy di động, nhưng dù công phu cố gắn thế nào đi nữa cũng không hóa sắc tướng thành hình dạng nhơn phàm được.
            Lúc đắc đạo Phổ Hiền Bồ tát nhìn khắp nơi thấy có những tiểu vô cực điển dương đắc đạo và một số không may mắn khác vẫn còn trong hoàn cảnh khó khăn bế tắc. Cho nên Ngài dùng huyền công giúp đở bằng cách chuyển vượn khí tinh sang giúp, trong đó có tiền kiếp của Ngài Khương Thái Công, lúc đó chỉ là chim bạch nhạn.
            Nhờ những vượn khí do Phổ Hiền Bồ tát chuyển đến giúp, tiểu quang vô cực điển tiền kiếp Thái Công (chim bạch nhạn) công phu tiếp tục và bắt đầu phát tỏa điển quang vô cực. Sự thành công đầu tiên của Ngài là biết phép luyện huyền công biến hóa, dù đang mang hình thể  sắc tướng chim Bạch nhạn. Phép luyện công biến hóa bằng chữ phù, cho nên Ngài dùng chân vẽ phù mà luyện pháp.
             Trải qua một thời gian dài mà không thể ước tính được chính xác, Ngài Thái Công chứng đắn huyền công tức là: Thần công tu luyện bằng chữ phù (xuất phát đầu tiên do Ngài tìm ra). Trong lúc nầy Thiên Địa thành hình, bộ máy tạo hóa ra đời. Nhờ những chứng đắc huyền công nên Ngài bay liệng khắp nơi trong hành Ngài đang ngự. Khi ước muốn điều gì thì dùng đôi chân vẽ phù tất sẽ được như ý. Chữ thần công nầy có cái đặc biệt nữa là mở được kim quang xích sắt tiêu mòn sỏi đá.
            Ở trong hành nầy Ngài Thái Công đi khắp nơi để tìm chổ cho mình công phu tu luyện đến khi phát tỏa ánh quang. Cho nên đã phát tan nhiều kim quang sắt đá hầu làm nơi để trụ điển. Sau cùng, Ngài sa vàomột vùng dương âm thạch, dùng mỏ xử dụng thần công phá tan nham thạch tìm dưởng khí thiên, khí nham thạch, vỡ tan hắc khí quang trong nham thạch bao phủ Ngài làm ảnh hưởng đến sắc tướng Ngài thọ mang. Từ mỏ đỏ lông trắng , chân đỏ biến thành lông màu xám ô, mỏ đen, chân đen mà ngày hôm nay chúng nhơn gọi là chim gỏ mỏ.
            Nhờ phá được nham thạch âm, Ngài bay ra được khỏi hành âm chết nầy và bay thẳng sang hành có chiếu quang tinh, tức là hành Ngài Phổ Hiền đang ngự. Sự thoát khỏi hành âm chết này để sang hành vươn tinh khí là nhờ sự trợ giúp hóa công âm thầm của Phổ Hiền Bồ tát.
            Khi đến nơi Phổ Hiền Bồ tát bắt đầu rút lại những vượn khí chiếu quan phát giúp Thái công từ hành âm trở lại và bắt đầu giúp cho Thái công tu luyện thọ rút ngũ hành.  Lúc bấy giờ Thái công bắt đầu trụ điển. Có một điều mầu nhiện xảy ra khi lúc Thái công ở hành âm chết công phu thọ rút ngũ hành để hóa sanh làm chim Bạch nhạn thì phần tiểu vô cực điển dương đầu tiên biến mất, nhưng khi ở hành vượn tinh khí bắt đầu trụ điển tu luyện thì phần tiểu vô cực điển đầu tiên dần dần có trở lại và ngày càng phát tỏa, thì chim Bạch nhạn dần dần không di động dược. Sự biến động mầu nhiện nầy song song nhau, lúc mất tiểu vô cực điển thì hóa thành chim bay liệng, lúc tiểu vô cực điển có lại thì chim tự nhiên biến mất dần sự di động, nhưng vẫn còn mang sắc tướng loài chim.
            Từ đó Ngài Phổ Hiền Bồ tát dùng huyền công tỏa điển cho Thái Công biến hình, từ còn mang trạng thái sắc tướng loài chim thành một tiểu vô cực điển khởi thủy mà chính Thái Công không hề hay biết. Đến lúc hoàn thành biến thành tiểu vô cực đầu tiên Ngài Thái Công bắt đầu công phu tu luyện hóa sắc tướng như các chơn vị đắc quả đã đi qua. Lúc bấy giờ Thái Công tự tôn Ngài Phổ Hiền Bồ tát là bậc cao minh, khép mình làm đệ tử, vì Ngài chúng đắc sau Bồ tát, hơn nữa nhờ sự trợ giúp của Phổ Hiền, Ngài mới đắc quả thành công.
            Trong nối tiếp Thái Công bắt đầu công phu tu luyện thọ rút ngũ hành chiếu tỏa xuyên qua hành âm chết mà ngày trước đã ở. Ngài công phu huyền hóa đem tất cả điển quang của mình bay trở lại để luyện tập thần công.
            Thần công là gì? Là dùng phù chú để sai khiến loài vô tri giác.
            Thần: là biến hóa các loài vô tri giác có thần thức.
            Công: là sự huyền công hóa tạo, dù không có tri giác, nhưng có thần thức di động dược.
            Khi đắc quả Ngài Thái Công bay trở lại tôn Phổ Hiền Bồ tát làm thầy. Trong tiếp tục Thái Công trụ điển công phu đến kho hóa quang chiếc phân tiểu điển, tiền kiếp Ngài Thái Công đắc quả trở về khối dương để lại tiểu quang điển mà Ngài đã công phu hóa hại trao đổi công đức giúp tiểu quang tu luyện thần công. Để trả lại công đức, Thái Công đem tiểu quang chiếc phân làm môn đồ đệ tử Ngài Phổ Hiền Bồ tát. Từ đó Phổ Hiền Bồ tát cho tiểu quang của Thái Công tiền kiếp về non để truyền pháp cho các bậc Thần, Thánh ở cõi Địa Tiên. Ở cõi Địa Tiên, Ngài có danh là Khương Thái Công, đó là tiền kiếp của Ngài là như vậy.
            Về thần thông thì có 2 phần:
            1- Huyền pháp: dùng tâm để biến hóa
            2- Thần pháp: dùng mật ngữ bằng chữ để điều khiển biến hóa.
SỰ TU LUYỆN
            Sự tu luyện thần công nầy có qui luật rõ ràng, có cả thảy là: 365 chữ thần công pháp bối (tức là xử dụng chữ phù giống như bửu bối) và có 732 chữ huyền công phật bối (tức là Lỗ ban phật).
            Khi xuống phàm thế Khương Thái Công không xử dụng huyền công của mình mà chỉ xử dụng thần công nên Ngài là Giáo chủ Thần tổ Lỗ ban là như vậy.
            - Pháp huyền công thì dùng nhật nguyệt để tu luyện thu rút chữ phù vào tâm. Mỗi chữ phù phải công phu đúng 300 âm.
            - Pháp tu luyện thần công thì mỗi chữ phù có một câu chú niệm, cũng luyện nhật nguyệt hóa quang chữ phù 100 âm. Chữ phù nầy  cò sự biến hóa loài vô tri giác di động linh hoạt. Câu niệm chú là câu điều khiển như ý.
TẠI SAO CÓ SỰ SUNG ĐỘT GIỮA THẦN CÔNG VÀ HUYỀN CÔNG, GIỮA CÁC BÀ NGŨ HÀNH VÀ CÁC VỊ SƯ TRẦN THẾ?
            Các vị sư trần thế đánh cắp các chữ phù huyền công của các Bà, dùng thần công sai khiến phá hoại các Bà. Nguyên Lỗ ban là môn tu học thần thông phép tắc chỉ dành riêng cho vị nào xuống thế, tu non ẩn núi luyện tập hầu ban rải giữa chốn nhân phàm hữu hình công phu chứng đắc.
            Lỗ ban là môn học riêng biệt trong cõi vô hình từ cấp Thần trở xuống phàm thế tu học mà thôi. Từ cấp Thánh trở lên chỉ tu luyện huyền pháp chớ không học thần thông, cho nên gọi là Lỗ ban.
            Thí dụ: Mộc là loài vô tri giác, nhưng người tu luyện dùng mộc để luyện thần thông mà sai khiến hành xử chốn thế nhân, cho nên thợ mộc xuất phát đầu tiên tu luyện thần công là vậy.
            Thần tổ Lỗ ban là môn học riêng biệt của cõi vô hình. Có thể gọi là một môn phái đứng riêng rẽ trong cỏi vô hình, cũng như giữa thế trần có nhiều tôn giáo.
            Ở vào thời nhà Trụ, Khương Thái Công xuất thân tu luyện ẩn dật trên non. Ngài đã đắc pháp về huyền công và thần công. Ngài ẩn dật trên núi Tu Di ngọn Tam thanh. Thái Công biết được khí số chơn mạng đế vương. Vua Trụ vốn là loài vượn bạch tu hành đắc quả huyền công và xuống phàm làm một vị vương. Vì cao dầy công quả nên lâm phàm làm một vị vương để lập công bồi đức. Khi trở lại cõi thiên vào cõi hư vô thanh tịnh. Nhưng khi xuống phàm làm một vị vương người đi ngược lại, đam mê tửu sắc hoang phí làm cho nhân dân đói khổ, gây nhiều trọng tội. Cho nên tại cõi Thiên có một cuộc đại hội Tam thanh. Các cấp hội đồng do các Ngài Thập Bát điển quang trụ trì phân định, truyền cho Tử Nha trở xuống phàm rút khí số của vua Trụ. Trong cuộc hội ấy, có Ngài Diêu Trì địa Mẫu truyền cho các vị nũ Tiên xuống phàm vào thời vua Trụ để bắt cho hết những loài dã thú ẩn dật tu luyện chờ dịp quấy nhiễu nhơn sanh, cùng lúc đó có Khương Tử Nha xuống thế để rút lại khí số vua Trụ.
            Trong lúc các vị nữ Tiên xuống phàm tìm bắt các loài dã thú tu luyện quấy nhiễu nhơn sanh, thì Tử Nha đang ẩn tại núi Tu Di động Tam thanh chờ ngày mạt vận Trụ vương. Các vị nữ Tiên đó đây hành pháp, còn Tử Nha thì trụ một nơi chờ ngày hành xử.
            Kỳ mạt vận Trụ vương đến nơi. Các vị nữ Tiên hóa Thần ẩn vào động thất nơi hoang miếu giữa chốn phàm nhân để độ pháp nhơn phàm. Vì khí số đến thời mạt vận nên khiến vua Trụ xúc phạm đến vị Thần Nữ Hoa. Cho nên vị nữ Thần dùng loài chồn tinh biến hóa mượn xác phàm nữ nhân tài sắc lôi cuốn Trụ vương vào vòng sa đọa. Vì có công tu luyện về thần thông biến hóa, nhưng về đạo pháp chưa ngộ, cho nên cả 2 vị mà tiền thân là loài cầm thú, khi được làm nhơn phàm không phát triển đạo đức, mà lộ bản ngã thú tánh đi vào đường thất nhân mất đức. Đến thời gian này Tử Nha xuống thế hợp sức cùng các vị nữ Tiên để tận diệt loài yêu tinh quấy nhiễu.
            Những vị cầm tinh loài vượn bạch nầy công phu tu luyện quá lâu dài, nên vượn khí vửng mạnh, Tử Nha phải ẩn dật thêm một thời gian nữa chờ cuộc hội phán định Tam cấp.
            Các Ngài trong hội đồng ra lịnh cho lập Bảng Phong Thần diệt Trụ Vương và cứu vớt một số linh căn linh tử. Đây là cuộc thi tài, thi đức cho tất cả những phần có công tu luyện và đạo hạnh.
            Trong thời hậu thiên nầy sự mất đức quá nhiều, nhân sanh ô nhiễm thế trần quá nặng, người chân tu đạo đức rất ít, phần đông thì đội lớp tu hành để mưu lợi, tìm danh cho bãn thân. Cho nên các chơn vị trong  hàng Thập bát cùng hội đồng tam cấp cho lập ra Long hoa hội để cho các phần linh căn, linh tử cùng các chơn phàm xuất thân không phải là linh căn, linh tử có công tu luyện chọn trở về cõi Thiên.
            Cho nên trong cuộc thi tài nầy nhấm vào 2 phần để cứu vớt
            Thi tài: chọn lựa người thiên mệnh có tài lẫn đức
            Thi đức: chọn lựa người có công phu tu luyện, người hiền nhơn đạo đức.
            Thi tài chẳng qua chọn lựa người học đạo tu luyện về huyền pháp và thần pháp. Người nào đi vào đường tu luyện hành đạo cứu khổ bằng huyền pháp mới là kẻ có tài đức. Người nào đi vào đường thần pháp hành đạo cứu nhân thường là kẻ có tài mà thiều đức.
            Người chân chính trong thời hậu thiên nầy không ai học đạo cứu khổ bằng con đường thần pháp. Thay vì dùng chữ phù dùng chú điều khiển vật vô tri giác như ngày xưa, nhưng ngày nay các vị sư dùng binh ma yêu quái khiến chúng hành xử theo phù lệnh. Cho nên thường gây thất đức nhiều hơn cứu khổ nhơn phàm, ít có vị được công đức.
            Thánh tổ Lỗ ban Cửu Thiên Huyền Nữ
Cửu Thiên Huyền Nữ là chiếc quang của Diêu Trì Kim Mẫu có danh thế trần là Bích Liên Công Chúa sau thời gian khai thiên lập địa. Ngài công phu chứng đắc huyền công cùng thời với tiền thân Khương Thái Công.
            Cùng trong một thời gian tiền thân của Tử Nha được Phổ Hiền Bồ Tát dùng huyền công trợ giúp công phu tu luyện chứng đắc thành Lưu Ly dương phật, thì Bích Liên Công Chúa cũng đắc quả Tích Lịch Quang Phật. Hai vị nầy cùng trở lại hành âm thiếu linh khí bằng tất cả đại quang điển của mình để cùng nhau tu luyện tìm ra Thần Công binh pháp và Huyền Công binh pháp. Sau khi binh pháp huyền công được lưu truyền ở chốn nhơn phàm Bích Liên Công Chúa được phong danh Cửu Thiên Huyền Nữ thánh tổ.
            Khi chứng đắc quả Lưu Ly Quang phật Ngài Thái Công có đại nguyện cứu vớt nhân sanh thời hậu thiên, nên tiếp tục công phu tu luyện thần công.
            Khi cứng đắc quả Tích Lịch Quang phật Ngài Cửu Thiên có đại nguyện cứu vớt nhơn phàm thời suy di tận mạt.
            Hai vị đắc quả có cùng chung một lời đại nguyện vào thời hậu thiên cứu khổ, cho nên hai vị trở lại hành âm chết, cùng nhau công phu tu luyện ra Huyền Công tâm pháp và Thần Công tâm pháp để lại cho thế trần và trong cõi vô hình lưu truyền đến ngày hôm nay.
            Vào thời trung thiên lập bảng phong thần là để cứu vớt các phần linh căn thiên mệnh và các loài thú cầm đã dầy công tu luyện. Nếu dùng pháp đạo để độ pháp vào thời đó rất khó khăn và cũng không có kết quả bao nhiêu, nên Lưu Ly dương phật và Tích Lịch quang phật cùng phát nguyện tu luyện huyền công để cứu khổ nhơn phàm trong các thời suy di tận mạt. Cho nên 2 vị chiếu quang trở lại hành âm chết, không chơn khí mà tu luyện huyền công.
            Pháp tu luyện nầy bước đầu rất khó khăn trở ngại. Giữa trong hành không có ngũ hành, không có chơn khí, không có âm dương, chỉ toàn là một khối mù sương mờ mịt. Nhờ sự chứng đắc quả công giữa Cửu Thiên và Lưu Ly mới dùng đại quang điển của mình rút khí ngũ hành mang vào hành âm ấy, rút tia dương quang nhật, rút tia dương quang nguyệt mang vào khối âm hành để công phu. Cùng một lúc không thể đem 2 tia quang nhật và quang nguyệt vào, nên 2 vị mới chia làm hai. Ngài phương đông, Ngài phương tây chiếu quang rút vào hành âm và bắt đầu dùng danh từ đặt tên cho loài vật vô tri.
            Trong lúc tu luyện như vậy 2 Ngài rút khí ngũ hành vào trước rồi dùng tia quang điển của mình rút nhật nguyệt. Hai vị người đông người tây đối diện chiếu tỏa nhật nguyệt giữa ngũ hành để làm tự chú.
            Đầu tiên 2 vị tu luyện thần công trước, sau mới luyện huyền công. Lúc bấy giờ các vật chưa có danh từ, nên 2 vị đặt danh từ để việc sắp xếp dễ dàng công phu. Hai vị dùng tia quang điển soi khắp các vùng hành âm, thấy vật thì trắng, cái thì xanh, cái thì cứng rắn, cái thì dẻo dai tự vươn tự phát trong hành ân nầy. Cho nên 2 vị nhận đinh:
            - Vật dẻo nhưng cứng gọi là Mộc
            - Cái dai mềm gọi là Kim
            - Cái cứng rắn gọi là Thạch
Từ trong các vật nầy nhị vị mới tìm tự chú công phu biến hóa thần thức vào đó cho đến lúc chúng biết di động. Thế trần hôm nay mỗi nghề đều có một vị tổ là lúc khai sáng ngũ hành trần thế khai sáng Lỗ ban dùng những vật vô tri giác điều khiển những vật thể biết di động linh hoạt dần dần có thần thức, cho nên chúng là vị tổ của vật thể đó.
            Sau khi đắc pháp thần công và huyền công nhị vị mới định ngũ hành chính xác bằng vật thể cho trần thế. Chính ngũ hành có sắc tướng nầy mới hành thì được phép huyền công.
            Từ khi khai sanh đất trời, ngũ hành do các chơn vị trong Thập bát điển quang hóa tạo ở thể khí không rõ ràng, chưa có tên bằng vật thể thế trần, tức là chưa có sắc tướng. Sau nầy nhị vị phật tìm ra đặt thành tự theo sắc tướng.
            Thí dụ:
            - Hỏa tượng trưng cho khí dương.
            - Thủy tượng trưng cho khí âm.
            -  Kim tượng trưng cho đồ dùng trang sức.
            - Mộc tượng trưng cho cây cỏ.
            - Thổ tượng trưng cho thạch (lớp địa thạch hành âm cứng rắn, khó mòn, không thể nào dùng hết được).
Sau khi đắc pháp thần công, nhị vị trụ điển dùng phương thức thần công tu luyện huyền công, dùng chữ dùng tâm pháp để luyện thành và sai khiến.
            Mộc tượng trưng cho nhơn.
            Thổ tượng trưng cho địa (thạch).
            Sau nầy dùng các lệnh phù ấy tu luyện, khiển binh bằng tâm pháp. Trong việc khiển binh nầy ta dùng huyền công tâm pháp để điều khiển và sai khiến các vị tướng thần hành xử.
            Thần công có 2 cách để sai khiến:
            1- Dùng chú tự để điều khiển lệnh phù, bắt trói những vong linh tinh yêu ma quỷ, điều khiển chúng theo ý mình.
            2- Dùng lệnh phù và chú tự để điều khiển loài không tri giác theo ý của mình.
            - Nếu dùng trấn ếm, thư gởi thì dùng vật hoàn toàn không tri giác.
            - Nếu dùng quấy phá thì dùng binh ma tướng quỷ hoặc những vong linh vất vơ vất vưởng.
Cho nên các bùa phép: chà, lèo, á rặc, ngải đều đi từ trong thần công mà ra. Đặc biệt các loại chà, lèo, á rặc thì dùng thư nhiều hơn ếm, vì chúng dùng loài vô tri giác mà điều khiển.
            Về á rặc thì thường xẩy ra: thư ếm và khuấy phá vì trong đó có binh ma tướng quỉ là những vong vất vơ, vất vưởn thu rút chúng về qui tụ.
            Phần trình bày trên đây với dụng ý hướng dẫn khái niệm cho quý đạo hữu, quý bạn thiền gia, quý tín hữu trong bốn phương lướt qua trong cõi vô hình. Trong lúc tiếp nối sẽ gởi đến quý đạo hữu, quý bạn thiền gia, quý tín hữu phần huyền công binh pháp. Xem qua được phần huyền công binh pháp tức là đã xemThần du công huyền pháp.
Thiền trụ niết con đường chân lý
Định quán tâm thân chỉ nhiệm mầu
Định thiền tâm chỉ ở đâu
Ấy người thiền định phải cầu huyền vi
Thiền thời tâm ta phải định
Định là tâm trụ niết bàn
Mâu ni ấy chữ chuyển sang
Của người thiền định tâm vàng chân như.

TRỞ VỀ TRANG NHÀ - Hội Thông Thiên Chơn Giáo
 

Tuesday, October 21, 2014

D- Cõi U Minh (Địa đàng du kinh)

animated hell photo: hell WelcomeToHell.gif
           











Chuyển khai hóa tạo Địa hư
Bốn đường tứ diệu nhơn từ phát sanh
Hóa công chuyển lập ngũ hành
Qua đường sanh tử biến thành địa âm

a/- Sơ lược về nguồn gốc xuất phát cõi u minh
 Từ lúc thế phàm có cõi u minh cách nay hơn hai mươi ngàn niên truớc thời Thích ca độ pháp, từ lúc đó chúng sanh bắt đầu bị trầm luân và sa đọa. Cũng kể từ đó cõi thế trần nầy có thêm một cõi vô hình âm thế, thì giữa cõi Thiên và Địa (cõi thế phàm) bắt đầu có sự tách rời, Thần, Thánh, Tiên, phật không còn đứng giữa ở thế nhân nữa.
Các Ngài đã tự tách rời chúng sanh bằng hằng tỷ niên (tính theo niên chúng sanh). Còn thời tiền cổ xa xưa, Thần, Thánh, Tiên, phật ở gần chúng sanh, cũng như chúng sanh ở gần cõi u minh như hiện tại. Bây giờ chúng phàm và cõi Thiên bị ngăn cách bằng một biển khổ, tức là biển trầm luân.
Từ lúc những linh quang bị đọa trong thời có cõi u minh, rất ít người được trở lại cõi Thiên, có vị xuống phàm nầy được hưởng trong sự vinh sang, đứng trong đường danh lợi, dần dần bị sa đọa, vì không tạo lập được phước đức. Từ bậc vua chúa cho đến thần tướng, quan quân dần dần  cũng bị ô nhiễm thế trần. Sự ô nhiễm nầy khiến cho họ xác phàm không còn không còn làm người dương mà phải làm người âm và phải đi vào cõi vô hình của họ.
Người gốc xuất phát đầu tiên cõi u minh là do những vị từ cõi Thiên bị đọa xuống phàm, các vị nầy được chấm vào đinh số Thiên, nhưng khi xuống phàm họ đứng trong đường danh lợi phú quí vinh hiển, hoặc là những vị Thần nhân xuất gia học đạo không chân chánh, hoặc những bậc vua chúa quân tướng không nhân từ, không trung nghĩa liêm chính, không trung cang nghĩa khí.
Ở vào thời tiền cổ xa xưa các vị kể trên khi bỏ xác phàm phải mang một linh hồn bị đọa không được trở về cõi Thiên, mà linh hồn phải đứng trong bóng đêm như một kẻ mù không ánh sáng, bởi vì không còn quang điển soi rọi linh hồn.
Vào thời kỳ tiền cổ xa xưa, những bậc vua chúa, quan tướng hay những bậc xuất gia lúc còn mang xác phàm tự họ có những oai linh về thiên tánh. Thường những vị xuất gia học đạo lúc nào cũng có sự che chở của chư Thần. Một vị vua chúa cầm vận mệnh chúng sanh thì một lời khẩu xuất luôn luôn có sự đáp ứng của thiên mệnh, hoặc một vị tướng cầm binh ra trận luôn luôn có sự đáp ứng của thiên mệnh nếu có sự cầu khẩn. Đó là những oai linh, oai hiển lúc còn mang xác phàm. Khi một phàm nhân bỏ xác phàm vào cõi u minh tức là nơi đây không có ánh sáng, hoặc hoàn toàn dày đặc bóng đêm, cho nên lúc đêm về nhờ ánh đăng mà những vị ở trong cõi u minh mới sinh hoạt được, ngược lại lúc về dương tức là ánh sáng soi rọi dương thế họ không hưởng được, tức là sợ ánh sáng của dương thế vì họ ở những nơi âm u lạnh lẽo, không quen chổ thanh khí dương. Những linh hồn ở cõi u minh rất sợ những thời gian của ngày dương thế, vì những khắc dương nầy sẽ đốt cháy linh hồn. Sự nóng nẩy do từ cõi Thiên soi rọi xuống đốt cháy những linh hồn u mê và không thể chịu đựng nổi, cho nên:
- Dương của trần thế là âm của u minh.
- Âm của trần là dương của u minh.
Những linh hồn vua chúa, thần tướng, những vị xuất gia bị đọa thời xa xưa nương vào cõi âm tìm những nơi hoang vắng chốn non hiểm hóc họ trụ trì vào đó.
Sau thời gian trụ hình, họ từ từ nhận được khí dương và thu rút khí âm của người dương thế thật nhiều, họ bắt đấu có ánh sáng của một linh hồn. Từ đó tự soi sáng mà đi, bắt đầu hiên lộng giữa thế trần . Họ theo và nương dựa thế trần đợi thời cơ chứng nhân trần thế bỏ xác phàm, họ thu rút những linh hồn nầy theo họ. Họ đưa những vong linh nầy về nơi họ ở để có ánh sáng. Chính vì cõi Thiên đã xa phàm thế, nên họ hiển lộng và có phần oai linh hơn những vị ở cõi Thiên, vì họ ở trực tiếp với thế phàm.
Từ ngươn nầy đến ngươn khác, từ kỷ nầy đến kỷ khác, họ đã thâu thập được nhiều linh hồn và tự xưng mình là chúa tể một vùng và bắt đầu luyện tập những linh hồn nầy thành binh gia của họ.
Trường hợp nầy cũng có các đặc biệt là lúc còn sanh tiền làm tướng cầm binh, khi thác họ cũng thâu binh của họ. Họ tự là tướng dẫn đầu đời nầy kiếp nọ luân phiên như thế. Phần nhiều những linh Thần binh tướng nầy rất oai liệt hơn các binh khác. Dần dần họ thu rút cõi trần nầy thành phần âm của họ, chiếm hết 7 phần.
Kể từ lúc xuất phát đầu tiên có những linh hồn trong sáng tự nương vào cõi thế trần thâu binh, thì trong lúc nầy cõi u minh chưa có giáo chủ, mỗi vị chiếm giữ một vùng có quyền hành cá thể hành động theo ý mình.
Vào thời tiền cổ xưa, tự nhiên một kẻ mang xác phàm thiếu nhơn đức khi thác thì có kẻ đến dẫn dắt vào những nơi ngự trị của những linh hồn đã đi trước, trong lúc nầy họ tuyệt nhiên không có sự quấy nhiễu thế trần mà chỉ hành theo cái âm của họ mà thôi.

1/- Tiền thân của u minh giáo chủ
Mãi đến thời độ pháp của Ngài Thích ca cõi u minh bắt đầu có sử hiển lộng phát hiện những dấu hiệu quấy nhiễu nhơn sanh, họ bắt đầu chiếm ngự thế trần, nghĩa là tự rút linh hồn người phàm thế để chiếm thân tứ đại làm cõi âm của họ, họ bắt đầu đem những linh quang thiên mệnh về làm con người âm như họ. Đây là thời bắt đầu có sự tranh giành giữa âm và địa. Bắt đầu phát hiện những phần linh quang từ cõi Thiên bị đọa, gần như hầu hết bị ảnh hưởng. Ở cõi Thiên các chư vị mới bắt đầu có cuộc đại hội trung ngươn. Trong cuộc hội nầy gồm có các chư vị trong hàng Thập bát điển quang chủ trì chưởng giáo, tiếp đến các vị đương lai chư phật, chư vị Bồ tát cùng các cấp chư Tiên phán định về cuộc hội trung ngươn.
Trong lúc diễn ra cuộc đại hội thì có một vị đã chứng đắc thuộc vào hàng Tiền cổ phật có hạnh nguyên cứu vớt thế trần. Giữa cuộc đại hội, hội đồng các cấp cùng các chư vị đều thọ ký cho Ngài, trong lúc đó cũng có một số chư vị trong hàng Bồ tát xin đại nguyện xuống thế phổ độ nhơn sanh dù trải qua nhiều đời.
Vị tiền cổ phật có lời đại nguyện to lớn: kiếp nầy ta là phật, nếu không tròn sau nầy là Bồ tát đi độ pháp nhân sanh và cuối cùng ta phải vào hàng chư Tiên. Lời đại nguyện nầy được tất cả các vị trong đại hội thọ ký.
Kể từ lúc đó tại cõi trần có ma quỷ, có tình yêu, thì có các Ngài xuất hiện. Trong thời gian đó các hàng Bồ tát, chư Tiên xuống phàm cứu vớt nhân sanh cũng không cứu vớt nổi, vì cõi u minh đã phát triển mạnh sau khi các chư vị đã vắng mặt tại thế phàm. Chính vị tiền cổ phật phát đại nguyện đã trải qua nhiều tiền kiếp nhưng không độ hết được. Mãi đến khi nhân loại đã mất hết thiên tính, số mệnh từ cõi Thiên bị sa đọa không trở về được, các chư vị tại cõi Thiên mới bắt đầu lo sợ sẽ không còn cõi thế trần mà chỉ là âm và dương nên có cuộc đại hội nữa, cách cuộc đại hội trước cả ngàn niên. Cuộc đại hội nầy gọi là cuộc đại hội mạt pháp thời hậu thiên.
Trong cuộc đại hội nầy cũng có vị tiền cổ phật và các chư vị Bồ tát đã tự nguyện xuống phàm độ pháp lần trước về dự đại hội. Các Ngài cho rằng tại cõi thế phàm bây giờ một lúc không thể độ hết được mà phải trở lại thời lúc giữa Thiên và Địa còn có sự giao cảm họa chăng mới rút được những linh quang bị đọa trở về. Lần nầy Ngài tiền cổ phật có lời đại nguyện là sau lần chuyển kiếp nầy phải làm một vị bần tăng xuất gia tại thế phàm, phải tạo lập công đức độ pháp tại cõi thế trần. Chiếu theo công đức nầy Ngài phải chứng đắc tại cõi thế để thu phục ma vương tại cõi âm. Khi nào Ngài độ hết chúng sanh không còn sa đọa nữa thì Ngài mới trở về cõi phật. Đồng thời các vị chưởng giáo các cấp trong cuộc đại hội nầy ra lệnh cho các chư Thần, chư Thánh, chư Tiên, các hàng Bồ tát được phép giáng lâm xuống thế để cứu vớt nhân sanh. Lúc bấy giờ là giai đoạn gay go giữa Thiên và âm. Các cấp chư Tiên, chư Thánh, chư Thần xuống phàm bị nhiễm và liên tiếp bị đọa trầm luân.
Tiếp nối diễn ra âm rút đi, dương rút về cứ liên tục không bao giờ hết được. Từ đó các chư vị tại cõi Thiên bắt đầu có những qui luật cho kẻ thế trần và cho người âm siêu thoát, nghĩa là mở lối thoát cho cõi u minh.

2/- Sự công phu tu luyện của U Minh giáo chủ
Từ khi vị tiền cổ phật chuyển kiếp xuống phàm làm một vị bần tăng xuất gia cõi thế. Ngài dùng công phu đạo hạnh của mình chứng minh cho thế phàm thấy là phải vượt qua không biết bao nhiêu biển khổ trong lúc giải thoát. Nghĩa là Ngài chỉ cho chúng sanh thấy biển trầm ngũ hành: nào là lợi danh, quan tước, tất cả đều phải mất, chỉ có những kẻ thoát ra ngoài vòng mới được an nhàn thảnh thơi. Ngài dùng thân tứ đại của mình cho chúng trần nhìn thấy, Ngài phải vượt qua không biết bao nhiêu thử thách của loài âm ma quấy nhiễu, rốt cuộc chúng không lôi kéo được Ngài. Mục đích của chúng là lôi kéo Ngài trở lại con đường danh lợi thế trần, nhưng Ngài vẫn không bị vướn mắc. Trong lúc đó tại cõi Thiên các chư vị Tiên, Thánh, Thần xuống thế bảo hộ Ngài vượt qua con đường đầy chông gai gian khổ nầy.
Rốt lại sau cùng Ngài thắng được ma vương tinh yêu ma quỷ mà chứng đắc thành từ tiền cổ xa xưa. Chúng quy phục nhưng không theo Ngài, nghĩa là chúng không chịu giải thoát mà ở lại thế trần hưởng thụ.
Vào thời đó vị bần tăng độ pháp cho một số người thế trần biết tu hành, cũng từ đó Ngài thu được một số ma vương biết âm đức. Trong lúc đó tại cõi phàm nhân sanh bớt sự quấy nhiễu của phần âm, các hàng Bồ tát, chư Tiên đi khắp nơi truyền đạo trong nhân sanh: nhơn, nghĩa, lễ, trí, tín, thần, thánh, tiên.
Khi nhân thế có sự thay đổi thì Ngài đạt đạo tại thế phàm, bỏ thân tứ đại rút điển quang về cõi Thiên. Trong lúc đó tại cõi Thiên có cuộc đại hội để phán xét về Ngài. Các chơn vị trong Thập bát điển quang phong cho Ngài là Đức Địa Tạng Vương Tiền cổ phật và tại cõi thế có phàm danh gọi là Địa Tạng Vương Bồ tát. Khi Ngài trở về cõi Thiên đã có sẵn ngôi vị. Lúc bấy giờ Ngài xin phép các vị chưởng giáo cho phép Ngài được vào cõi u minh để thu phục các loài ma vương hầu cứu độ nhơn sanh mới thoát được cõi trầm luân. Các chơn vị Thập bát điển quang phong danh cho Ngài là U Minh giáo chủ và cho phép thu điển quang trụ tại cõi u minh. Ngài bắt đầu trụ hết tất cả điển quang to lớn phát tỏa ánh sáng trong lành chiếu khắp cõi thế nhân.
Chúng ma Vương sợ hãi, vì trong cõi u minh có ánh sáng soi chiếu, chúng bắt đầu rối loan, sợ không còn chỗ ngự. Khi vào cõi u minh, u minh giáo chủ dùng đại quang điển soi rọi khắp nơi thu hút những loài ma quỷ yêu tinh trở lại gần Ngài. Khi chúng đến gần, thì bắt đầu bớt lo sợ, chúng quỳ xuống thọ ký xin làm đệ tử. Từ đó chúng tụ hợp binh tướng chúng lại và tôn Ngài làm Địa Đế.
Giai đoạn nầy tại cõi Thiên bắt đầu nắm được quyền làm chủ cõi u minh và bắt đầu có sự trừng phạt trong tay giáo chủ cõi u minh.
Kể từ lúc nầy giữa cõi trần và cõi âm Địa Đế có quy luật rõ ràng, sự trừng phạt trong quyền hạn của Địa Đế và không còn có sự rối loạn nữa.
Từ khi có giáo chủ chưởng quản cõi u minh thì bắt đầu có những qui luật cho người thế trần. Trong tiền cổ thuộc vào đời ông bà tổ tiên của chúng phàm hiện tại. Lúc nầy một đời người phải là 100 niên. Trong khoảng thời gian nầy chúng phàm chưa có tiến hóa, cho nên khi bỏ xác phàm rất ít kẻ vào đường âm. Sau thời gian tiền cổ nầy chúng phàm bắt đầu giảm kỷ, thì giữa Thiên và Địa không còn có sự giao cảm liên hệ nữa. Kể từ đó người thế trần và cõi u minh bắt đầu có sự giao cảm. Khi Thiên và Địa tách rời thì luật Thiên đưa ra: người thế phàm khi thác phải qua cõi u minh xét xử rồi mới được đưa về cõi Thiên. Đây là giai đoạn Địa Đế độ pháp cho nhân sanh.
Từ khi luật Thiên đưa ra người thế trần khi bỏ xác phàm dù cho kẻ đó thuộc vào mệnh Thiên cũng phải qua cửa u minh xét xử, xong chiếu theo công đức mà đưa về cõi Thiên. Mãi đến thời hậu thiên nầy cõi u minh ngày càng mở rộng và không thể cứu rỗi hết được những phần linh hồn bị sa đọa. Lúc bấy giờ tại cõi Thiên mới đưa xuống các phần như ngũ hành và phân chia các nơi trong cõi thế trần đều có một vị linh thần trấn giữ, đồng thời cũng cho một số thần tướng xuống trần tuần tra.
Trong lúc tại cõi Thiên cho những vị Thần xuống canh giữ chúng trần thì tại cõi u minh Ngài Địa Đế cũng mở ra 5 đường thoát kiếp và 12 cửa tuần tra, mà nhơn sanh gọi là 12 cửa ngục.

b/- Sơ lược sự sinh hoạt của cõi u minh
 Cõi u minh là một cõi vô hình ở gần cõi Địa giới nầy, tức là trong cõi vô ảnh, ở trên đầu cây ngọn cỏ. Ta có thể hiểu rằng cõi thế trần là cái hình mà cõi u minh là cái bóng.
Đây là nơi đặc biệt cho phần linh hồn. Nơi đây toàn là mờ ảo không có ánh dương, màn đêm dầy đặc đen tối nếu là linh hồn bị u mê.
Theo phép đạo có thể ví:
Trần gian là địa ngục của thể xác
Cõi u minh là địa ngục của linh hồn.

1- Qui luật tạo hóa của cõi u minh
Trong vô hình cõi âm có 5 đường dành cho các phần vong linh phải đi qua và 12 môn quan tức là 12 cửa ngục và còn gọi là Thập nhị điện a tỳ.
Thập nhị môn quan nầy cũng như 12 cõi (nơi) và còn gọi là Thập nhị u minh điện.

Điện thứ 1:
Là nơi tập trung dành cho những phần linh hồn vừa bỏ xác phàm, tức là mới thác tử.
Theo qui luật, tất cả mọi linh hồn nhân thế đều phải trở về nơi đây để chờ đưa đi những nơi khác dù phàm xác là Thánh nhân hay có công tu luyện nhiều năm, dù đã chứng đắc điều gì tại thế phàm, hoặc là vua quan đều cũng phải ở trong định luật nầy. Từ khi có ngục môn đến giờ, có thể nói rằng chỉ có đức Thích ca và các vị giáo chủ lâm phàm khai đạo là không đến nơi đây mà thôi., vì Ngài Thích ca lúc còn mang xác phàm linh hồn không còn ở dương thế mà đó là một đại quang điển. Cho nên lúc bỏ xác phàm phần đại quang điển bay về cõi Thiên. Hơn nữa trong phàm thân tứ đại của Ngài phần linh hồn không bị ô nhiễm ngũ hành, lục căn lục trần đã trở thành một quang điển dương. Còn tất cả linh hồn dù là vua, quan hay những vị tu hành lâu năm, lập được nhiều công đức đều phải trở lại nơi đây chờ phán xét của u minh giáo chủ để được đưa đi nơi khác, vì những phần vong linh nầy chưa thoát được ngũ hành.
Điện thứ 2:
Là nơi dành riêng cho những vong linh mà phàm xác về đường tự ải (tự hủy diệt thân xác)
Điện thứ 3:
Là nơi dành riêng cho những vong linh mà phàm xác thác về oan uổng.
Điện thư 4:
Là nơi dành riêng cho những vong linh mà phàm xác về nạn tai, bệnh tật.
Điện thư 5:
Là nơi dành riêng cho những vong linh mà phàm xác thác oan uổng, thành phần thuộc về gái còn trinh tiết, trai còn trong trắng, đàn bà đang mang thai.
Điện thư 6 hay điện lục vấn:
Là nơi tra xét, phán quyết các vong linh từ các điện kia đưa về. Sau khi phán xét được đưa về các điện khác tùy theo tội phước chờ ngày trở lại đường (cửa):
1. Cửa Thiên
2. Cửa Thánh địa
3. Cửa nhơn địa
4. Cửa ngạ quỷ, súc sanh
5. Ở vào cõi u minh vĩnh viễn.
Điện thứ 7:
Là nơi dành cho các vong linh đã qua cửa lục vấn phán xét, được ở điện nầy là những vong linh thác oan ức, chưa tới số mệnh, nhưng không làm điều gì thất đức.
Điện thứ 8:
Là nơi canh giữ những vong linh mà phàm xác thuộc về người thất nhân thất đức, sát sanh hại vật.
Điện thứ 9:
Là nơi dành cho những phần vong linh mà phàm xác là những chiến binh thác tử hay các hàng nữ trung trinh tiết liệt.
Điện thứ 10:
Là nơi dành cho các phần vong linh được qua cửa lục vấn, được đầu thai thành nhơn phàm, tạm ở nơi đây chờ ngày đầu thai.
Điện thứ 11:
Là nơi dành cho những vong linh đã qua cửa lục vấn được vào cửa Thánh địa.
Điện thứ 12:
Là nơi dành cho những vong linh mang nhiều tội lỗi bị đọa thành súc sanh ngạ quỷ được đưa từ cửa lục vấn đến tạm nơi đây.
Trong lúc các vong linh được tập trung về điện thứ 1 chờ đợi tra xét để đưa đi các điện khác, thường có những vong linh trốn thoát là gái tiết trinh hoặc đàn bà mang thai thác tử, những phần vong linh nầy thành tà mỵ trở lại thế trần quấy nhiễu nhân sinh. Có những vong linh trốn thoát bị chư thần cõi u minh bắt trở lại tìm cách trốn nữa. Sự trốn đi bắt lại nhiều lần thời gian kéo dài có khi 10 niên hay 20 niên mà chưa phán định tội lỗi là như vậy.

ĐIỆN THỨ 6 HAY CỬA LỤC VẤN
Theo định luật của cõi u minh thì khi một phàm thân thác tử đều phải về tập trung tại điện thứ 1 hay còn gọi là cửa thứ 1. Qua một thời gian tạm giữ ở nơi nầy chờ chư Thần ở môn quan nầy truy lục sổ sách lọc lừa tùy theo duyên số mà chuyển về các của khác chờ qua cửa lục vấn phán xét.
- Những vong linh nào không đi đầu thai, không bị đọa thì đưa về cõi Thánh địa.
- Những vong linh nào được đầu thai thì đưa về cõi nhân địa.
- Những vong linh nào bị đọa vào đường gnạ quỷ thì đưa về cõi súc sanh địa.
- Những vong linh nào trọng tội không được ở vào các cõi trên thì được đưa về cõi u minh, nơi đây mãi mãi trầm luân đời đời kiếp kiếp khó mà giải thoát được.
Ở cõi Thánh địa những vong linh được về cõi Thiên thì có chư Thần cõi Thiên đến rước để đưa về cõi Thiên phán xét theo luật Thiên mà định ngôi vị: Thần, Thánh, Tiên để tiếp tục học đạo.
Cũng ở cõi Thánh địa, những phần vong linh nào không được về cõi Thiên thì được chư Thần cõi u minh dẫn dắt tu học đến khi có một quyền năng thần thức được khai mở, lúc đó mới được về trần lập công bồi đức. Khi đã lập được công đức mới thoát khỏi u minh mà trở về Địa Thiên tức là cõi nhơn phàm (trong vô hình) để tiếp tục tìm non núi hang động tu luyện tiếp tục, hầu được trở về cõi Thiên.
Sự tu học ở cõi Thánh địa nầy chú trọng về nhơn nghĩa, hiếu trung, không học về đạo mầu giải thoát. Trải qua thời gian tu học các vong linh nào được trong sáng và phần linh hồn được gọi là linh quang điển, tức là linh hồn trong sáng có quang điển, hay nói cách khác hơn là có quang điển, có linh hồn, khác với quang điển của cõi Thiên. Cho nên khi trở về phàm thế mượn xác phàm đó là phần cô cậu trạng địa, khi độ nhơn phàm thường là trong đường làm ăn buôn bán, xem coi, bói toán trong những việc đỏ đen. Cũng có phần về phàm độ cho xác phàm họ mượn nhiều hơn là độ cho nhơn sanh.
Ngày nay thời mạc tận hầu hết 7/10 là điển từ Thánh địa cõi u minh về phàm mượn xác, cho nên trong việc hành đối với nhân thế thường còn câu chấp, thường là hầu hết còn có cái ta trong bản ngã, đôi khi còn đòi nhân sanh đem lễ vật, tiền bạc trả lễ. Họ cho phàm xác họ mượn được hưởng thụ vật chất, nghĩa là họ trở về phàm độ cho phàm xác họ hơn là độ cho bá gia bá tánh.
Phần Thiên điển khi lâm phàm độ pháp cho nhân sanh thì không bao giờ như vậy. Cho nên nhân sanh hay lầm tưởng cho họ là Thần, Thánh, Tiên sao còn nặng phàm tục.
Thời gian linh quang điển nầy ở cõi Thánh địa không hạn định, nhưng nếu trong 3 lần trở về phàm lập công đức để thoát khỏi u minh mà không được công đức phải trở lại cửa lục vấn để phán xét một lần nữa. Nếu trong 3 lần trở về phàm lập công đức nhiều hơn tội thì được đưa về cõi nhơn phàm trở lại tìm non núi tiếp tục tu hành chờ vào cõi Thiên Thần của cõi Thiên.
Sự phán định trong việc hành có tội phước hay không thì nhìn vào việc hành mà luận đoán cũng biết. Nếu về phàm mà dùng sự hiểu biết của mình mà giúp người nầy hại kẻ khác tức là ở thế trần người nầy được nhiều điều lợi, được tẻn ngân, tức là người khác bị mất, bị thiệt hoặc đem lời dọa bá gia bằng lời khẩu để đòi lễ vật... thì làm sao được đức ân.
Cũng có điều đặc biệt ở cõi u minh cũng như ở thế trần là khi còn ở các cửa thì chờ sự tra xét không hạn định thời gian, nhưng khi qua cửa lục vấn luận tội phước khi thành án lịnh thì phải thi hành ngay không có thời gian chờ đợi.
Những phàm nhân đã lập nhiều công đức, những bậc thánh nhân, thần nhân hay những bậc chân tu đạo hạnh cao dầy, khi bỏ xác phàm thì linh hồn được trong sáng ánh minh, tức là một linh quang trong sáng, thì được chư thần đưa về điện thứ 1. Nơi đây có chư thần cõi u minh lật sổ Thiên xem mệnh căn gốc cội, việc tử sanh như thế nào và chuyển về cõi Thánh địa. Từ cõi Thánh địa nầy chư Thần cõi Thiên đến đón linh quang nầy trở về cõi Thiên phán định.
Nếu phàm nhân gây nhiều trọng tội, khi bỏ xác phàm vong linh đó không đi qua 4 đường nói trên thì sẽ được đưa qua đường thứ 5 để trở thành một vong linh mê mờ u tối ở một nơi âm u, chịu đau khổ đời đời kiếp kiếp, phải qua nhiều ngươn chờ ngày khai Thiên lập địa trở lại mới được duyệt xét làm giống nhân mới.

Sự nhận xét của một số Huynh đệ qua thời gian tu học

Có một điều đặc biệt xin quý đạo hữu, quý tín hữu lưu ý muốn biết chân thiệt giả, đúng sai, chính tà, thì chỉ nhìn vào cái hành mới xác định được quang điển của cõi Thiên giáng lâm hay là của tinh yêu ma quỷ á danh á vị đội lớp điển Thiên dẫn dắt nhơn sanh vào đường bất chánh để khi thác tử không được về cõi Thiên mà vế làm binh gia của chúng. Thông thường những phần á danh, á vị hay xưng danh to lớn để dẫn nhân sinh tin tưởng mù quáng, hoặc hiển lộng thần thông phép tắc hành phạt cho nhân sanh ghê sợ, nhưng khi nhìn vào cái hành của họ thì mới biết phẩm hạnh như thế nào!
Theo luật Thiên thì không có sự hành phạt nhân sanh, mà chỉ khuyên giải bằng pháp đạo để cho nhân sanh thức tỉnh. Điều nầy trước khi nhập định niết bàn, đức Thích Ca Mâu Ni có để lại lời giáo hóa cho các đệ tử đời sau nầy:
Lấy âm thịnh cầu ngã
Lấy sắc tướng cầu ngã
Thị nhân hành tà đạo
Bất năng kiến như lai
Thật vậy! Không có phép tắc thần thông nào bằng cái tâm công chính. Đạo ở tâm, đạo không phô bày trước thiên hạ, trước chúng sanh. Phép tắc thần thông hiển lộng trước thế trần cho chúng sanh nhìn thấy chẳng qua là những cái giả mà thôi, vì sự thật bao giờ cũng là sự thật. Sự hiển lộng nầy không thể thay đổi được sự thật mà chỉ mà mắt được phàm nhân trong một khoảng thời gian nào đó mà thôi, tùy theo sự công phu thấp cao. Việc nầy người phàm thế ai ai cũng có thể làm được, chỉ công phu đúng theo quy luật tất sẽ được đáp ứng. Cái khó cho chúng ta là làm thế nào khi bỏ xác phàm không vào cõi u minh, mà được đưa rước về cõi Thiên để hồn linh an nhàn tự tại trường cửu, khỏi phải trở lại kếp người lặn hụp trong bể trầm.
Nếu là một điển Thiên mà còn hành phạt xác phàm, tức là còn bãn ngã, tất bị uế trược, phạm vào luật thiên, vì khi chạm vào nhục thể tất sẽ bị uế trược.
Nếu là một Thiên điển mà còn hành phạt xác phàm, tức là còn bãn ngã nếu còn chạm vào nhục thể nhơn phàm thì không phải là Thiên điển. Vì sao? Vì còn chạm vào nhục thể tức là phạm vào ngũ hành, mà chạm vào ngũ hành tức phải sa vào địa ngục mà thôi.
Nếu phần linh điển còn phạt hành phàm xác thì phạm vào luật độ Thiên, vì khi hành phạt tức là bắt buộc xác phàm lànm theo ý muốn của mình, tức là Thiên điển, như vậy linh điển còn bãn ngã, tức là không phải của Thiên điển.
Một phàm xác trược hay thanh là do ở cái tâm của phàm xác đó. Dù thân xác có thế nào chăng nữa cũng không bằng được cái tâm chân chánh. Nếu được cái tâm chân chánh thì sự sinh hoạt hằng ngày của phàm thế không ảnh hưởng đến sự uế trược.
Trược về nhục thể, nhưng thanh tâm trong sạch, thì hơn là thanh nhục thể mà không có thanh tâm.
Trong cõi phàm thế nầy dù có tô điểm xác phàm thế nào đi nữa thì cũng bị uế trược mà thôi, vì còn mang thân tứ đại tức là còn vướn ngũ hành. Trược hay thanh thì do cái tâm mà thôi. Khi một phàm xác dù có nhận được thiên điển thì cũng không thể thanh được đâu. Thanh hay trược chỉ do ở cái tâm mà ra, thiêng liêng độ trì soi sáng cũng do ở cái tâm mà ra.
Có một điều xin gợi ý quý đạo hữu, quý tín hữu là khi bỏ xác phàm làm một vong linh rất đau khổ, vì phải ở vào cõi u minh mờ ảo, không có ánh sáng, thiếu sinh khí cho vong linh và thần thức còn biết đói khổ, cho nên sự khổ ải là do chính thần thức của vong linh hành phạt mà thôi. Sự đói khát nầy muốn ăn uống phải do các vị Thần cõi u minh hóa thực mới dùng được, nhưng chỉ tạm thôi, không bao giờ được no vì thần thức còn quá nhiều vọng tưởng.
Không còn phàm thân thì làm sao dùng thực trần được, nếu có chăng bằng âm khí, cho nên tục lệ làm nhà kho, đốt vàng bạc là vô ích và tốn tiền, vì là một vong linh trong cõi mờ ảo làm sao nhận được và ở vào chổ nào? Một vật thể hữu hình thì làm sao đem vào cõi vô hình được, vì chính vật thể nầy ở trần thế cũng bị loại theo thời gian mà thôi. Vật thể trong ngũ hành không thể vĩnh viễn trường cửu với thời gian và không gian mà định luật tạo hóa đã định sẵn đến lúc tuổi thọ đã hết rồi thì tự nhiên phải tan rã trả về cho nũ hành.
Ở cõi u minh không có vạc dầu sôi, đầu đội chậu máu như theo một số người phàm thế giàu trí tưởng tượng. Có chăng là do chính thần thức vong linh tự đọa đày mà thôi. Một khi bỏ xác phàm nếu như vong linh mê mờ thì không bao giờ biết mình chết mà cứ tưởng mình đang sống như mọi người, cho nên u mê là như vậy và tìm cách trốn thoát nơi giam giữ. Nơi giam giữ là để giáo dục, thử thách sự giác ngộ của vong linh, chớ không có sự hình phạt, vì không có xác phàm thì làm sao hành phạt, mà trốn thoát về cõi nhơn phàm thì làm sao sống được, hòa hợp được sự sinh hoạt hằng ngày của phàm thế, cho nên vong linh vất vơ vất vưởn là như vậy. Cho nên u minh giáo chủ cho các vị thần tuần tra bắt lại những vong linh trốn thoát khỏi u minh về trần mượn phàm xác nương náu á danh, á vị thành một vị thiêng liêng để phàm thế dâng thực. Sự tầm bắt các vong linh trốn thoát cõi u minh để cho thế trần bớt sự rối loan, đau khổ nhân sanh do chúng gây nên, vì có thể chúng dung tà thuật để mê hoặc, làm điều đau khổ cho người khác và dẫn dụ nhân sinh vào đường tà gian bất chánh.

TRỞ VỀ TRANG NHÀ - Hội Thông Thiên Chơn Giáo