Tuesday, September 30, 2014

e- Sự luân chuyển qua nhiều tiền kiếp biến đổi

Trong sự biến đổi nầy phải qua tam cấp ngũ môn, trong tam cấp ngũ môn nầy có 3 giai đoạn: Thần đạo, Thánh đạo, Tiên đạo. Trong ngũ môn, qua nhiều kiếp luân chuyển ta có thể đi từ cửa Nhơn, Thần, Thánh, Tiên vì cửa cuối cùng đó là hiện kiếp đương lai.
Trong ngũ môn nầy nếu ta xuất thân từ cửa thứ:
1- tiền kiếp ở cấp Đại Tiên
2- tiền kiếp ở cấp Thánh đạo
3- tiền kiếp ở cấp Thần đạo
4- tiền kiếp ở cấp Nhơn đạo
5- tiền kiếp ở cấp địa nhơn

Trong 5 cửa 3 cấp nầy nếu nói về cửa thì theo giai đoạn luân hồi chuyển kiếp sẽ có sự đảo lộn chiếu theo công đức trong thời gian luân hồi chuyển kiếp. Có thể từ cửa thứ 1 chuyển sang cửa thứ 4 không chừng, hoặc cửa thứ 4 lên thứ 1. Sự đảo lộn nầy cho đến cửa đạo nhơn. Còn nói về tam cấp thì có ngôi thứ rõ rệt, nghĩa là sự xuất phát đầu tiên khi bước qua cửa luân hồi, ta ở cấp Thần, Thánh, Tiên đạo đó là gốc trước khi luân hồi. Khi bước qua cửa luân hồi nhiều lần chuyển kiếp, chiếu theo công đức từ cửa Tiên đạo là gốc, nhưng kiếp cuối cùng tức kiếp đường lai từ cửa Thánh đi ra, nghĩa là sau nhiều lần chuyển kiếp, ta không lập được công đức, nên thay vì ta ở cấp Tiên ta phải được sự thăng tiến, mà bị đọa xuống cấp thấp hơn.

Khi trở xuống làm phàm nhơn trong cõi đại nhơn nầy ta phải kể theo tiền kiếp gần từ các cửa đi ra, không lấy cái gốc đầu tiên mà định được, vì đối với hiện tại thì đã quá xa. Nếu việc đắc thành chánh quả trong hiện kiếp hôm nay mới có thể tính theo trở lại nguồn gốc cũ trong tiền kiếp cổ của các kiếp đầu tiên, cái thuở tiền sơ kiếp nầy lúc đó là một đại linh quang chưa bị ô nhiễm uế trược, còn trong tiền kiếp sau nhiều thời gian luân chuyển đã nhiễm đường âm, cho nên ta chỉ có sự lien hệ giữa hiện kiếp là tiền kiếp gần nhứt. Chiếu theo công đức đổi thay khi ta trở về khối dương rồi thì ta mới chiếu theo công đức mà trở về cái gốc cũ, tức là cổ kiếp của ta trước khi lâm phàm.


Trong mỗi kiếp như vậy phải trải qua một thế kỷ, tính về luật Thiên 100 niên, tức là 1000 niên hiện thế, luân chuyển luân hồi phải qua một ngươn, tức là 7000 niên theo lịch phàm, 700 niên theo lịch Thiên. Một ngươn linh hồn tức là trong ngươn nầy sự luân chuyển thay đổi kiếp căn qua 7 lần. Như vậy trong một ngươn tức là phải trải qua 7 thế kỷ lịch Thiên, 7000 niên lịch phàm. Việc thăng tiến nầy trong nhiều thế kỷ. Sau một ngươn luân hồi kiếp cũ chưa trả hết, nghĩa là chưa được sự thăng tiến để trở lại khối dương thì trải qua hiện kiếp định kỳ của luật âm dương sinh hóa, tức là 3 ngươn không trở lại khối dương, khi hết ngươn thứ 3 ta sẽ bị đọa là một linh quang mất gốc, tức là bị xóa sổ Thiên. Sau nầy nếu trở lại, ta phải đi từ cõi âm đi lên, tức là ta ở cõi địa giới dần dần thăng tiến để trở thành linh quang. Bằng như sau bao nhiêu lần chuyển kiếp, sự lên xuống bất thường chiếu theo công đức nầy, ta được theo công đức chót trong tiền kiếp có thể trở về dương mà không vướn vào định luật phần âm hậu kề.

TRỞ VỀ TRANG NHÀ - Hội Thông Thiên Chơn Giáo

Monday, September 29, 2014

d- Sự luân chuyển trong cõi vô hình (quả luật luân hồi trong cõi Thiên)

Ở cõi Thiên có 3 cửa luân hồi: Thần tử, Thánh tử, Tiên tử. Trong 3 cửa luân hồi nầy Đông có Nam Tào, Tây có Bắc Đẩu canh giữ, có một vị giáo chủ trông coi. Cửa luân hồi nầy gọi là cửa Thiên số.

Từ cấp Tiên trở xuống cấp Thần vẫn phải qua cửa Thiên số nầy, tức là cửa luân hồi. Qua bao nhiêu lần chuyển kiếp sổ sách chép ghi tại cửa Thiên số nầy. Nam Tào, Bắc Đẩu là 2 vị trông coi để đưa qua cửa Thiên số nầy. Sau bao nhiêu lần chuyển kiếp qua cửa luân hồi, một cấp chư Tiên, chư Thánh, chư Thần không có sự thăng tiến hay phạm luật, hoặc chưa đầy đủ đạo hạnh, hay thiếu oai đức đều có ghi chép rõ ràng. Có thể một vị tiên gia trở lại luân hồi vào bậc Thánh hay bậc Thần không chừng. Một vị Thánh hay Thần sau nhiều kiếp luân hồi vẫn ở ngôi vị cũ, không thăng tiến, có thể trải qua nhiều thế kỷ mà cấp quả điển không được thăng tiến trong cửa luân hồi nầy sẽ bị đọa và đưa trở về cửa hồi sanh, tức sẽ trở thành phàm nhơn. Trong cửa hồi sanh nầy có ghi rõ ràng và có một vị giáo chủ chưởng quản trông coi.
Định luật trong cửa hồi sanh nầy có sổ Thiên mệnh ghi chép rõ ràng từng giai đoạn luân chuyển trong kiếp luân hồi. Sổ Thiên mệnh nầy dành cho vị từ cửa Thiên đi qua.
Thí dụ: Một vị Tiên gia bị đọa vào luật hồi sanh thì có sổ Tiên tử. Các vị nầy bước qua cửa hồi sinh thì phải chịu luật nghiệp quả luân hồi, tức là giai đoạn trở xuống phàm mà vào cửa luân hồi. Nếu một vị Thánh thì có sổ Thánh tử, một vị Thần thì có sổ Thần tử.

Nói về địa mệnh trong luật hồi sanh thì dành cho các loài cầm thú chuyển kiếp, dành cho loài ngạ quỷ súc sanh chuyển kiếp. Còn phàm nhơn thì phải qua cửa hồi sanh có sổ Thiên số ghi chép rõ ràng cũng phải trở qua định luật hồi sanh, trở xuống phàm vào cửa luân hồi.
Khi trở xuống phàm, bước qua cửa luân hồi, từ một vị Thánh, Thần luân chuyển qua bao nhiêu kiếp trầm luân bị đọa, nếu không biết tạo lập công đức thu hồi chức quả để trở về Thiên sẽ bị đọa hẵn vào đường u minh Địa Đế. Một vị phàm nhơn vào cửa luân hồi mà không biết lập công bồi đức để trở lại cửa Thiên thì bị đọa vào đường ngạ quỷ súc sanh. Khi đã bị đọa trở lại kiếp của mình mà không biết tầm đường tu ẩn thì sẽ bị đọa đời đời kiếp kiếp làm một chiếc bóng đen đau khổ.
Ở trong kiếp bị đọa vào cửa luân hồi nầy, qua nhiều lần luân chuyển thì trong sổ Thiên số ghi chép rõ rệt về tội quả và công đức.
- Cửa Tiên thì có sổ xanh
- Cửa Thánh thì có sổ vàng
- Cửa Thần thì có sổ đỏ
- Cửa nhơn thì có sổ trắng
- Cửa ngạ quỷ thì có sổ đen
Sau bao nhiêu lần chuyển kiếp như vậy, tùy theo công đức được thăng tiến, có thể sổ đen được qua sổ trắng, từ sổ trắng qua sổ đỏ, vàng không chừng; hoặc ngược lại từ xanh trở xuống vàng, đỏ trắng, đen không chừng.

Sự thăng tiến luân hồi qua nhiều kiếp luân chuyển trong định luật luân hồi chép ghi có khi kiếp đầu tiên bị đọa làm ngạ quỷ súc sanh, kiếp cuối cùng trở về cửa Tiên tử cũng không chừng. Hoặc kiếp Thần bị đọa trầm luân trải qua nhiều lần luân chuyển kiếp cuối cùng trở về cửa Tiên tử. Hoặc đầu tiên bị đọa là vị Thánh đến kiếp cuối cùng trở về ngạ quỷ súc sanh cũng không chừng. Cho nên đừng qui về tiền kiếp mà đoán số vận mệnh Thiên định.
Muốn đoán về vận mệnh một phàm nhơn ta phải biết qua nghiệp quả, công đức có sự thăng tiến hay không, dù tiền kiếp có gì chăng nữa, nhưng khi bước qua cửa luân hồi ta bị sự nhiễm trược thế trần, mà một vị Tiên, Thánh, Thần trong tiền kiếp đã bị nhiễm ô và cửa trược thì không thể nào giữ nguyên được cái khối tinh quang trong sáng của tiền kiếp. Chính vì vậy mà ta phải gội rửa cho linh hồn. Nhờ công đức nầy khối tinh quang trong sáng  trở lại tinh anh, khi muốn thoát phàm để trở lại tiền kiếp Thiên số ngày xưa, thì ta phải bỏ thân xác ô trược nầy để trở về bằng khối linh quang trong sáng. Cũng như kẻ nào còn ở trong định luật sinh tử khi bỏ thân xác phần linh hồn  nào vất vơ, vất vưởn, phần linh hồn nào còn quyến luyến anh em gia tộc thì sẽ trở lại kiếp luân hồi mà thôi.
Điều đặc biệt là từ trên đi xuống thì phải qua cửa hồi sinh, và từ dưới đi lên phải qua cửa Thiên mệnh.

Tại sao có những trường hợp các phần linh căn linh tử xuống phàm mà ta còn gọi là chiếc phân điển, hoặc hóa công điển của các chư vị đắc đạo. Bởi vì các chư vị đắc đạo nầy qua bao nhiêu lần chuyển kiếp của mình với công phu đạo hạnh không được thăng tiến, nên các Ngài phải lập công đức bằng phép tu luyện, bằng cách chiếc phân điển, hoặc hóa công điển để chứng quả đắc thành sau bao nhiêu lần luân chuyển phân chiếc điển quang, các ngài vẫn chưa thấy sự chứng quả nhiệm mầu, nên các hóa công điển, chiếc phân điển của mình theo thời gian công phu luyện tập trưởng thành tại cõi Thiên chưa có sự chứng đắc về quyền phép hoặc  đắc đạo trong công đức mà phạm phải không luật nầy thì cũng luật khác trong cõi Thiên. Chính vì vậy nên các Ngài phải vướn vít công phu chứng quả của mình mà đọa các hóa công điển chiếc phân điển xuống thế phàm.
Các hóa công điển tức là hài nhi, các chiếc quang điển tức là linh nhi được cho vào cửa nhiễm trược thế trần. Khi các ngài đã đọa  các hài nhi và linh nhi xuống cõi trược (thế trần gọi là linh căn linh tử) và đem trở lại về cõi Thiên, thì lúc đó các ngài đắc đạo trở về cõi vô hư. Phàm thế gọi là cõi Niết bàn.
Trong số linh căn, linh tử nầy phải qua nhiều tiền kiếp trưởng thành, có thể ở lại cõi Thiên cái gốc xuất thân là vị Đại Tiên hay một vị Thiên Tôn nào đó. Chẳng hạn như tiền kiếp của một vị huynh đệ nơi đây do chính La hầu La hóa điển, hoặc do một vị Đại Tiên khác chiếc phân hóa điển trong tiền kiếp kế cận của ta. Nghĩa là hài cốt của ta không từ cõi âm đưa lên mà từ cõi dương đưa xuống. Những người từ cõi dương đưa xuống phàm thường là những bậc cao minh tài trí, nếu trong cảnh thấp hèn thì cũng phải là người có đạo đức.

TRỞ VỀ TRANG NHÀ - Hội Thông Thiên Chơn Giáo


Sunday, September 28, 2014

c- Sự tiến hóa và công phu tu luyện của các phần quang điển từ cấp Thần đến cấp Tiên

1- Giai đoạn tiến hóa của cấp Thần
Từ một linh hồn hay một quang điển muốn luân chuyển sang cấp Thần phải trải qua nhiều giai đoạn:


Các vị phàm xác tại thế phải vượt qua thời gian học đạo tu non mới được chuyển vào cung cõi của chư Thần, đó là về phần linh hồn. Sau thời gian tu non ẩn núi học đạo được chuyển vào cõi của chư Thần tức là được về cõi Trời hay cõi Thiên.

Sau khi vào cõi Thiên thì bắt đầu tu luyện phép tắc thần thông và biến hóa sắc quang của mình. Giai đoạn nầy, phần linh hồn được học đạo tại một cung do vị chưởng giáo dẫn đầu. Trong thời gian công phu tu luyện, phần linh hồn bắt đầu có sắc quang, rồi dần dần tự mình biến sắc quang mà bay giữa cõi trời, không như lúc còn ở hạ giới, phần linh hồn rất khó khăn khi muốn vượt qua một nơi nào đó. Khi tự biết hóa sắc quang bay gọi là Trạng.
Giai đoạn nầy, tùy theo phần linh hồn khi lúc bỏ xác phàm tuổi lớn hay nhỏ.
Nếu tuổi nhỏ khi bỏ xác phàm gọi là Trạng. Nếu tuổi lớn thì phải tiếp tục công phu cho đến lúc đắc quả Thần mà thôi. Từ cấp Trạng tiến hóa lên đến cấp Thần thì phải trải qua thêm thời gian công phu tu luyện đến khi nào có sự hiển phách oai linh, nghĩa là tự mình có thể biến sắc quang, hóa hài cốt độ nhân sanh bất cứ lúc nào thì mới đạt được quả Thần.

Quả Thần có 3 cấp:
Qua được cấp thứ nhứt thì còn gần được địa giới, từ cấp nầy muốn tiến lên cấp trung thì lập công đức tại phàm thế. Thời gian công đức tại phàm thế nếu là một vị Thần trung chánh thì sẽ được thăng tiến vào cõi trung. Một vị Thần đứng vào cõi trung rồi thì không xuống trần lập công đức nữa, mà chỉ độ trần bằng cái oai linh của mình. Vừa độ trần, vừa công phu tu luyện pháp môn Thần quả (có nghĩa là học về môn tu luyện để chứng quả Thần).
Từ giai đoạn trung Thần chứng đắc thăng tiến lên cõi Thiên Thần, bắt đầu từ đây không còn linh hồn nữa, mà các vị đã thành một quang điển. Quang điển các vị màu xanh (tức là ở cấp Thiên Thần).



Các vị không có xác phàm
Một quang điển chứng đắc quả Thần từ lúc khởi thủy mới có âm dương, thì các quang điển nầy ở trong cõi Thần chính tự tu luyện chứng đắc mà không trải qua giai đoạn thứ tự trong cấp Thần.
Trong các vị chứng đắc nầy, sau ngày khởi thủy tạo Thiên lập Địa thì các vị nầy thành lập một cung cõi riêng biệt cho cấp quả Thần và chính tự làm giáo chủ chưởng quản các cung để độ cho cấp Thần chướng đắc. Lúc đó, tuy có cung cõi nhưng chưa có phương hướng, chưa có phân định, chưa có cõi theo thứ tự tam ngôi.
Kể từ sau khi có 9 phương trời, có 10 phương phật, có cõi Thiên Địa thì cấp Thần nầy được phân ngôi lập vị tại một chốn có qui định.
Sau khi chứng đắc tam cấp Thần rồi đến giai đoạn chuyển sang cấp Thánh.



2- Giai đoạn tiến hóa của cấp Thành
Sau khi chứng đắc quả vị Thiên Thần thì tự hóa điển quang, không còn mang linh hồn nữa. Điển quang các vị có màu xanh, tự mình bay lên khỏi cấp Thần, chuyển sang cấp Thánh.
Khi điển quang của các vị bay vào cõi ngự điển của cấp Thánh thì giáng vào đó trụ điển quang của mình mà tu học. Trong thời gian tu học nầy, phải có sự hướng dẫn của các vị chưởng giáo của cấp Thánh. Trong thời gian nầy, công phu tu luyện cho đến cấp Thánh thứ ba. Thời gian tu luyện học đạo nầy từ quang điển màu xanh theo từng giai đoạn mà biến sắc quang.
- Từ quang điển màu xanh chuyển sang xanh nhạt pha chút ánh vàng, tức là đã bước sang trung thánh.
- Từ quang điển màu xanh nhạt pha chút ánh vàng, công phu tu luyện cho đến không còn xanh nhạt, mà biến sang màu vàng óng ánh,lúc đó đã chứng đắc quả Thánh tam cấp. Định kỳ thời gian công phu tu luyện cấp quả Thánh nầy rất khó khăn.
Thí dụ: Từ quả Thần chuyển sang quả Thánh đầu tiên phải trải qua một thời gian là 100 niên, nói về kiếp thì đó là một kiếp của thế trần. Nói về niên thì một niên bằng 10 niên của thế trần.
Đặc biệt là lúc bỏ thân phàm tứ đại niên kỷ bao nhiêu thì sau khi học đạo chứng đắc trở về độ trần cũng ở vào niên kỷ khi bỏ xác phàm, dù công phu tu luyện đã trải qua không biết bao nhiêu niên khi chưng đắc thành Tiên, Thánh, nhưng khi trở về phàm thế vẫn mang hình tướng sắc như vậy (trong hình thức là một quang điển về trần). Nhưng nếu giáng phàm bằng đại quang điển thì khác, lúc trở về phàm thế theo quả vị của mình hiện có.
Chiếc quang điển: tức là chiếc bớt phần sắc quang. Chiếc quang điển xuống phàm phải từ cấp Tiên trở lên, vì từ cấp nầy trở lên mới có đủ quyền năng. Tuy nhiên từ cấp Thần trở lên, Thánh cũng có thể chiếc quang được, nếu vị đó có quyền phép cao.
Ngủ sắc gồm có: xanh, vàng, đỏ, tím, trắng. Ngủ sắc quang điển không bao giờ có màu đen. Màu đen dành cho cõi u minh.
Linh căn: là chiếc quang điển của các vị.
Linh tử: là hóa công điển do các vị hóa công.
Ngủ sắc điển quang trong các cấp:
- Sắc xanh: cấp Thần
- Sắc vàng: cấp Thánh
- Sắc đỏ: cấp Tiên
- Sắc tím: cấp hàng Bồ Tát
- Sắc trắng: hàng chư phật
Sắc còn pha lẫn là còn trong thời gian thăng tiến chưa chứng đắc.
Hào quang ngũ sắc: tức là vị đó đã trở về cõi hư vô.



3- Giai đoạn thăng tiến của cấp chư Tiên
Từ giai đoạn chứng đắc quả vị Thánh chuyển sang cấp Địa Tiên phải trải qua một thời gian một kỷ. Trong thời gian một kỷ nầy cấp quả Thánh chứng đắc luân chuyển theo từ giai đoạn biến hóa của mình.

- Sau khi bước vào quả Địa Tiên, cấp quả nầy còn mang sắc tướng ngủ hành, tức còn vướn phàm ngủ uẩn. Trong thời gian tu luyện cấp Địa Tiên muốn thăng tiến lên cấp Đại Tiên phải qua một thời gian giai đoạn luân chuyển qua nhiều kiếp, trong những kiếp luân hồi nầy vẫn trở lại ngôi vị cũ, nghĩa là trong kiếp luân hồi nào vẫn đứng vững ở quả vị Đại Tiên thì lúc bấy giờ đại quang điển của mình tự phát ra ánh sang màu đỏ hồng sau nhiều kiếp luân chuyển lập đức.
Khi quang điển của mình đã tự phát quang thay đổi màu sắc rồi thì lúc đó mới chứng quả Đại Tiên.

- Trong cấp quả Đại Tiên nầy, đã tự mình phát quang màu sắc được rồi và tự chính mình tỏa sáng chiếc phân điển ra, tự mình công phu tu luyện đến lúc phân điển chiếc ra được thành hình có sắc quang do chính công phu của ta trao dồi. Lúc đó ta đã bước lên một bước nữa là chứng đắc quả Thiên Tiên.

- Ở trong cấp quả Thiên Tiên nầy mới có đủ quyền năng uy đức hóa quang chiếc điển, hoặc phân chiếc tiểu điển khắp nơi hóa phàm độ pháp. Trong thời gian chứng đắc quả Thiên Tiên đã có quyền năng phân hóa nhiều chiếc điển của mình, hoặc dùng thần thông hóa phàm độ pháp. Các vị nầy phải qua cung Ngọc Hư.

Trong thời gian luân chuyển qua nhiều kiếp vị nầy phải ngồi tại cung Ngọc Hư tu luyện, dùng thần thông hóa phàm độ pháp, hoặc hóa công điển, chiếc phân tiểu điển của mình độ chúng. Nếu trong giai đoạn nầy các vị lập được nhiều công đức, chiếc được nhiều tiểu điển, hóa phàm được nhiều chiếc quang điển càng to rộng chừng nào thì tại Ngọc Hư cung đại quang điển của các ngài càng tỏa sáng chừng ấy. Sắc quang nầy từ từ biến đổi, từ trong sắc đỏ trở thành màu hồng tươi thắm, từ màu hồng tươi thắm nầy trở thành màu huyết bạch, tức là màu tím thẳm. Màu sắc nầy nói lên công đức oai linh, biểu lộ được lòng đại từ đại bi hỷ xã thương chúng sinh.
Màu tím thẳm nầy biểu lộ sự thương yêu chúng sanh lẫn sự hòa mình. Nếu nói về phàm nhân, người ưa chuyện màu tím nầy thì vị đó suốt cuộc đời sống cho tha nhân, nhân loại và biết hòa mình trong mọi hoàn cảnh. Người chọn màu tím nầy sống về nội tâm nhiều hơn về thần trí, khổ vay cho nhân loại. Người khác khổ mà mình muốn khổ vay cho họ. Nói về thiêng liêng cũng vậy, màu tím tượng trưng cho lòng đại từ đại bi.
Trải qua thời gian giai đoạn chứng đắc tại cung Ngọc Hư, các vị đã trở thành Bồ Tát, vì sắc quang màu tím là sắc quang của chư vị Bồ Tát.

Tại sao gọi là Bồ Tát
Bởi vì ở cấp quả Thiên Tiên các ngài chứng đắc là đạt được thần công về tâm. Nghĩa là thoát khỏi cái tâm, tức là có lòng đại từ đại bi, đã biết hỷ xã, đã có sự thanh tịnh cho nên các ngài không còn hóa công độ pháp nữa, mà chính lúc bấy giờ đại quang điển của các ngài hóa công bao bọc lấy nhân sanh.
Khi các Ngài đã trở thành Bồ Tát rồi tự hóa quang cứu khổ nhân sanh bằng sự hóa công huyền pháp (đã thoát khỏi cái tâm), từ chỗ hóa công cứu khổ, cứu nạn cho nhân loại tỏa rộng khắp 10 phương, lòng đại từ đại bi hỷ xã từ từ phát quang tỏa rộng đến tỏa sáng điển quang trắng ngần soi rọi khắp nhân sanh với sắc quang màu trắng. Dần dần đại quang điển chính Ngài tỏa rộng ra muôn màu muôn sắc quang, tức là các chư vị Bồ Tát đắc quả phật. Khi các vị đã tỏa được ngũ quang tức là chứng đắc quả phật, lúc bấy giờ đại quang điển của các Ngài đã trở thành một khối đại điển quang vô ảnh, tự bay vượt khỏi khối dương đến nơi gọi là Niết Bàn.
Trong giai đoạn từ quả vị Thánh đến quả vị Tiên phải trải qua cung Đẩu Xuất. Các vị Thánh nầy phải có thời gian công phu tại cung Đẩu Xuất. Trong thời gian tu luyện nầy các Ngài có được những thần thông phép tắc, biết hóa quang, biết soi rọi, biết độ phàm thì các Ngài mới chứng quả vị Tiên. Các Ngài phải mang chức sắc Tinh quân, mà chức sắc Tinh quân là các vị Địa Tiên chưa đắc quả, trong lúc các Ngài phải qua nhiều tiền kiếp. Nếu phạm luật Thiên, phạm sát sanh thì các Ngài không được chứng quả Địa Tiên thuộc về cao thiên, mà chứng quả Địa Tiên thuộc về Địa Thiên.



TRỞ VỀ TRANG CHÁNH - Hội Thông Thiên Chơn Giáo

Saturday, September 27, 2014

b- Luật độ sanh hoằng hóa cõi Thiên

Ở trong cõi vô hình cũng có qui luật như phàm thế. Theo nghĩa phàm thế thì đó là đường lối điều hành cai trị của một vị vua; còn trong cõi vô hình, đó là cách xếp đặt của tạo hóa đã sẵn có trong sự tự nhiên và đương nhiên.

Thí dụ: Nói về mệnh số thì có vị gọi là Thiên Tào ghi chép sổ sách. Nói về tử vi, nói đến việc sinh tử của phàm nhơn đi từ trong tiền kiếp cổ xưa thì có Tử vi Đại Đế, còn việc sấm sét, mây mưa thì có Thiên Lôi đả Thần chính là Ngưu Minh Vương, chuyên đi dẹp tà ma yêu mị cõi âm. Còn về việc tội phước thì có hai vị Thần vai vác mà ta gọi là Thần gồng gánh. Hai vị nầy có trách nhiệm ghi chép tội phước  của phàm nhơn để mang trở về dâng cho Thiên tào định số. Đặc biệt mỗi vị phàm nhơn đều có 2 vị túc trực theo.

Độ về phần mệnh số thì do các quang điển đã chiếc hóa tiểu điển của mình xuống phàm, tự tìm trở xuống làm cha hay mẹ đở đầu phàm nhơn, ta gọi là cha sanh hay mẹ độ. Trong cõi vô hình nầy cũng có ngôi vị hẳn hoi theo từng cấp đẳng của các vị Thần, Thánh, Tiên, phật.
Thần thì có vùng ngự trị của cấp Thần.
Thánh thì có vùng ngự trị của cấp Thánh.
Tiên tri cũng như vậy.

Một vị Thần hay một vị Thánh muốn đến cùng cõi của một vị Đại Tiên thì phải qua nhiều cửa, ngược lại, một vị Tiên vào vùng ngự trị của Thần, Thánh thì cũng phải theo qui luật của Thần, Thánh. Đặc biệt là một vị trong hàng chư Tiên không có quyền xét xử một vị Thần hay một vị Thánh trong tự nhiên hay trong trường hợp một vị Thần hay Thánh đã xúc phạm điều gì cũng không thể tự ý trừng phạt. Chỉ có giáo chủ hay chưởng giáo của cấp mới có quyền năng xét xử. Trong tất cả cấp Thần, Thánh, Tiên đều như vậy.

Một vị chư Tiên chỉ có quyền năng quở phạt các cấp ngôi vị nhỏ hơn mình khi nào các vị đó phàm phải qui luật của thế trần.
Các vị Thần, Thánh cũng có ngôi vị theo từng giai đoạn học đạo, ví như người học trò lên lớp vậy, mà ta gọi đó là sự thăng tiến.

Những danh từ gọi là trường hợp cho thế trần dễ hiểu, thật ra trong cõi Thiên không có trường lớp, chỉ có thời gian học đạo từ cấp nhỏ thăng tiến lên ngôi vị cao hơn, nghĩa là theo thời gian học đạo mà tiến hóa.

Khi có quyền phép biết khai hóa quang điển thì từ trong cấp mình đang ngự tự nhiên bay vượt lên khỏi cấp hiện tại mà lên cấp trên hơn. Khi đã có quyền phép tiến hóa thì vị giáo chủ hay vị chưởng giáo, tức là thầy dạy đạo tự nhiên xóa tên, đem phần quang điển gởi lên cấp cao hơn.  Lúc đó vị giáo chủ hay vị chưởng giáo ở cấp cao hơn mà hóa quang vào quang điển (tức là phần linh hồn), tự nhiên rút phần quang điển đó bay lên, theo nghĩa thế phàm như người học trò vừa thi đỗ được lên lớp cao hơn. Có điều đặc biệt là phần quang điển của ta tự do tung tăng bay nhảy khắp nơi, khắp chốn, nhung phần quang điển gốc xuất phát thì không được tự do, luôn luôn lúc nào cũng có sự canh giữ, khi phần quang điển của mình thăng tiến thì quang điển gốc thêm một chút ánh sáng. Cứ mỗi lần như vậy thêm một chút ánh sáng cho đến đắc quả viên mãn. Lúc đó tiểu phân điển của ta nhập vào đại quang điển gốc tự bay vụt lên cao và hiện tại đã trở thành một đại quang điển đắc quả. Khi đã trở thành một đại quang điển đắc quả, lúc bấy giờ tự mình độ pháp hoằng hóa độ sanh và cũng tự mình chiếc phân điển tạo linh hồn cho xuống phàm lập công đức.

TRỞ VỀ TRANG CHÁNH - Hội Thông Thiên Chơn Giáo

Friday, September 26, 2014

a- Định luật của cõi Thiên (cách sinh hoạt của cõi Thiên)

Theo luật Thiên, mỗi giai đoạn tiến hóa của các phần quang điển chứng quả thì phải đi qua 3 giai đoạn: Thần, Thánh, Tiên rồi phật.  Quả vị phật tức là đi vào cõi hư vô, còn gọi là cảnh niết bàn hay cực lạc.
- Cõi vô hư: là nơi các vị đắc quả trụ quang điển vào một nơi không ảnh trên tang dương điển.  Từ cấp Tiên trở về cấp Thần còn nằm trong vòng sắc tướng ngũ hành, nghĩa là còn có âm dương, còn ở trong vòng không gian vũ trụ đất trời, chưa ra khỏi tầng dương khí.
- Cõi Tiên: còn ở dưới tầng dương điển, hay còn dưới ngai vàng Ngọc Đế, còn nằm trong vòng dương điển.
- Cõi phật: là cõi vượt qua ngoài khối dương, tất đã nằm trên ngai vàng Ngọc Đế, cho nên gọi là cảnh Niết bàn không sắc, không ảnh.
- Niết bàn: nghĩa là không có gì tất cả. Niết là sự rốt ráo, không còn kiến không còn ngã.  Bàn là chốn vô ảnh, vô ngại, viên dung.
Niết bàn ý chánh là chốn ở ngoài khối dương. Theo từng giai đoạn thăng tiến các quang điển cấp Thần nằm ở trong Thiên luật, chưởng quản của một vị giáo chủ và điều khiển chỉ có vị giáo chủ ấy mới có quyền năng đối với các vị mà thôi. Còn ngoài ra, dù Tiên, Thánh cũng không có quyền năng sát phạt, dù các vị nầy ở ngôi vị quả thấp hơn.
Ngay đến cấp Thánh cũng vậy, có vùng ngự trị do một vị giáo chủ chưởng quản. Chỉ có vị nầy mới có quyền năng điều khiển, ngay các hàng Tiên cũng vậy không có quyền điều khiển các vị.
Trong cấp Tiên cũng vậy, cũng có một vùng ngự trị riêng, cũng có một vị giáo chủ chưởng quản. Vị giáo chủ nầy mới có quyền năng điều khiển.
Tiên thì có tam cấp chư Tiên; Thánh thì có tam cấp chư Thánh; Thần thì có tam cấp chư Thần. Trong mỗi cấp chia làm 3 lớp khác nhau. Trong cấp Tiên, từ Thiên Tiên trở xuống Địa Tiên, mỗi một cấp có một vị chơn nhơn đứng đầu. Vị đứng đầu nầy gọi là chưởng giáo. Cấp Thánh, cấp Thần cũng vậy.
Trong cấp Thần, chứng quả đầu tiên gọi là Trạng, thăng tiến lên gọi là Thần linh hay còn gọi là hay còn gọi là Chư Thần. Từ Thần linh thăng tiến lên gọi là Thiên Thần, nghĩa là các vị Thiên thần nầy bắt đầu có chức sắc, có nơi có vùng ngự trị. Có Thần thì được đi trấn miếu, am tự, có Thần thì được đi trấn các phương hướng... Có chức sắc tức là đã chứng quả Thần, còn cấp Trạng và Thần linh thì chưa phải là Thần, có thể ví như người học trò đã đến lớp mà chưa thi đỗ.
Bước qua ngôi vị Thánh thì có Địa Thánh, mà Địa Thánh tức là vị còn hiển tại thế phàm, tức là hóa sắc theo chúng trần được. Đến cấp trung Thánh thì các vị nầy phải ngồi an vị một nơi học hành tu luyện, nghĩa là cấp trung Thánh  nầy không có chức vị nơi thế trần.
Từ giai đoạn Trung Thánh chuyển sang giai đoạn Thượng Thánh thì bắt đầu có sự biến hóa, hiển lộng thần thông oai linh. Hiển lộng cho thế trần thấy bang cách biến hóa bóng cho linh hồn thế trần nhìn thấy, tức là hiển Thánh chỉ độ bằng linh hồn.
Trong  3 cấp Tiên, từ giai đoạn Địa Tiên là phải đi hành độ pháp cấp Thánh, Thần ngay cả chúng sanh. Từ cấp Địa Tiên chuyển sang giai đoạn Đại Tiên trong cấp nầy chỉ dùng pháp mà độ, học trò các ngài là chưởng giáo các cấp.
Từ giai đoạn Đại Tiên chuyển asng cấp Thiên Tiên thì các Ngài tự mình đã có quyền pháp chưởng quản một cung để thâu nhận đệ tử.
Cấp Thiên Tiên còn gọi là Thiên Tôn.
Cấp Đại Tiên còn gọi là Chơn Nhơn.
Thiên Tôn là chức sắc đạo Tiên.
Chơn Nhơn là chức sắc chưởng quản một cung nào đó trong hàng Đại Tiên để thu nhận đệ tử.

TRỞ VỀ TRANG CHÁNH - Hội Thông Thiên Chơn Giáo

Sự hóa công mầu nhiệm của Thập Bát Chơn Dương


A- Hóa tạo cõi Thiên Hư
  BẠCH NGỌC CHƠN KINH
Hóa công huyền diệu chuyển xoay
Sơ khai khởi thủy các Ngài Thập bát dương
Huyền vi chơn vị vô thường
Khai công lập hội hóa thành Thiên hư

Sau khi chứng đắc, các chơn vị Thập bát chơn dương trụ điển công phu tu luyện chiếc hóa điển quang, hoặc dùng huyền công hóa pháp thành những tiểu điển rải rác khắp nơi trong vũ trụ.  Các tiểu điển nầy tiếp tục công phu tu luyện hóa bóng, hóa hài dần dần biến hóa hình tướng, sắc tướng thành nhân Thiên.

Hằng hà số nhân Thiên tu luyện chứng đắc thành đại quang điển bay trở về cỏi Thiên. Lúc bấy giờ, các chơn vị Thập bát chơn dương hợp lại thành lập cõi Thiên hư, tức là cõi Trời theo danh từ phàm thế.  Từ đây ở cõi Thiên có cung, có cõi cho các vị tọa ngự. Cõi Thiên hư hay cõi Trời là cõi thượng thiên vô ngại, còn gọi là cõi Thiên.

Tại sao gọi là cõi Thiên? Bởi vì đây là các phương do các phần Đại điển ẩn ngự. Đó là các phương do các phần Đại điển ẩn ngự nói riêng, còn nói chung là bao gồm trong đó 9 phương 8 hướng.
Chín phương nầy được phân chia theo định luật ngũ hành nằm trong vũ trụ âm dương.
Tại sao có 9 phương trời? Bởi vì có 3 tầng, cấp phân chia theo sự hình thành chứng quả của các phần quang điển.
Cõi thượng thiên trong đó có 3 phương trời.
Cõi trung thiên trong đó có 3 phương trời.
Cõi hạ thiên hay địa thiên trong đó có 3 phương trời, tức là cõi trời trong đó có 9 phương.

1- Cõi thượng thiên có 3 cõi riêng biệt, đó là nơi ẩn ngự của các vị Thiên Tôn, Đại Tiên và Địa Tiên.
2- Cõi trung thiên cũng có 3 tầng quang điển ẩn ngự, theo danh từ phàm thế gọi là tam cấp chư Thánh.
Trong tam cấp chư Thánh không có danh từ riêng biệt mà chỉ gọi thượng Thánh, trung Thánh và hạ Thánh.
Thượng Thánh là hàng Thánh ở vào thời thượng.
Trung Thánh là hàng Thánh ở vào thời trung.
Hạ Thánh là hàng Thánh ở vào thời hạ, tức là thời hậu thiên.
3- Cõi hạ thiên trong đó có 3 hàng quang điển ẩn ngự.
Gọi là tam cấp chư Thần, cũng không có danh từ phân biệt, mà chỉ vào các vị Thần thời thượng, trung và hậu thiên.
Chín phương trời nầy nằm ở trong vũ trụ 4 phương âm dương, mỗi một phương vũ trụ có 2 phương trời nằm trong đó.

Phương trời: là một phần không gian ở trong ngũ hành, ở trong âm dương được các phần đại điển ẩn ngự. Cho nên gọi phương trời là như vậy.
Còn nói về 10 phương phật tức là nói về nghĩa ở trong 9 phương trời đều có các hàng quang điển phật ngự, thêm một phương nữa dành cho khối đại quang điển bao trùm vũ trụ của các hàng chơn vị Thập bát đại điển quang ẩn ngự.
Cho nên tại sao có 9 phương trời và 10 phương phật là bởi vì các phần điển ở trong 9 phương trời công phu rốt ráo thành phật thì cũng là phật mà thôi.

Phật là gì? Theo ý nghĩa rộng lớn, muốn ám chỉ rằng những người đến giai đoạn rốt ráo, tức là hư vô, mà hư vô là không có gì hết, cho nên tất cả chỉ là phật mà thôi.
Tại sao phương phật nhiều hơn phương của Thần, Thánh, Tiên; là vì phương phật thì bao trùm vũ trụ mà không có được bao nhiêu vị quang điển bước lên, nếu phương phật it thì khó có được âm dương vũ trụ như ngày nay.

Còn 4 phương 8 hướng là nói về ngũ hành, nói về phương hướng trong không gian vũ trụ. Bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc đây là sự phân chia bao la các phương hướng, bao gồn torng đó có sự chứng quả của các phần quang điển.
Sự phân chia như vầy:
- Phương Tây: bao gồm tất cả các phần đại quang điển đắc quả phật ngự.
- Phương Đông: bao gồm tất cả đại quang điển đắc quả Tiên ngự.
- Phương Nam: bao gồm tất cả đại quang điển đắc quả Thánh ngự.
- Phương Bắc: bao gồm tất cả quang điển đắc quả Thần ngự.
Trong 4 phương 8 hướng được phân chia như vậy để các phần quang điển đắc quả đi trong ngũ hành, tức là phải đi trong định luật âm dương theo phương hướng, cho nên có Thần tuần du Đông, Tây, Nam, Bắc là như vậy.
Trong 9 phương trời 10 phương phật bao gồm 3 cõi: thượng Thiên, trung Thiên, hạ Thiên. Trong 3 cõi nầy, cõi Thương thiên là cõi các hàng chư Tiên chứng đắc quả phật. Cõi trung Thiên là cõi các hàng chư Thánh sắp đắc quả Tiên, cõi hạ Tiên là cõi các hàng chư Thần sắp chứng đắc quả vị Thánh.
Trong cõi thượng Thiên nầy gồm đủ 3 cấp chư Tiên ẩn ngự, nhưng có nhiều phương của các hàng chư Tiên, Thiên Tôn, Đại Tiên, Địa Tiên.
Trong các phương của hàng chư Tiên ẩn ngự chỉ có một cung duy nhất, đó là Ngọc Hứ cung, ví như một cổng trường để cho các hàng chư Tiên bước qua. Cũng có những cung nhỏ khác dành riêng cho từng vị để trụ quang điển nhưng không quan trọng, và quá nhiều cung nên không thể kể hết được.
Trong cõi trung Thiên cũng chia làm 3 cấp cho hàng chư Thánh ẩn ngự. Chỉ có một cung duy nhất là cổng trường cho các hàng chư Thánh bước qua, đó là cung Đẩu Xuất do các vị đại Tiên chưởng quản. Trong các phần đại Tiên nầy có vị đắc quả đầu tiên làm chưởng giáo. đó là Xích Mi Lão Tổ. Ngoài ra còn những cung nhỏ khác dành riêng cho từng vị để trụ điển tu luyện không quan trọng.
Trong cõi hạ Thiên cũng vậy, cũng chia làm 3 cấp cho các vị chư Thần đắc quả Thần ẩn ngự. Có một cung duy nhất như cổng trường cho các vị Thần bước qua cõi Thánh, đó là Thanh Thiên cung.  Vị Thần chứng đắc đầu tiên có tiền kiếp ở thế trần là tổ tông của hậu thế, đó là Ngài Khương Thái Công làm chưởng giáo chưởng quản. Ngoài ra còn các cung nhỏ khác riêng cho từng vị không quan trọng, rất nhiều cung không thể kể hết được.
Các vị chưởng quản  một cõi phải là vị chúng đắc viên mãn. Các cõi, các cung nầy hình thành từ khi có phần định âm dương và phương hướng.

TRỞ VỀ TRANG CHÁNH - Hội Thông Thiên Chơn Giáo

Monday, September 22, 2014

Long Hoa Kinh (Liên Hoa Kinh)


Hồn như cánh hạc trời mây
Nhưng thân còn vướng nợ đây nhân phàm
Dù đang trong cảnh già  lam
Nhưng tâm không thể quên phàm chúng sanh
Kiến tri nhân, bất kiến tri hành
Kiến tri diện, bất kiến tri tâm.

Không chi mà khảo được lòng
Không chi mà nhổ cây trồng rể sâu
Quyết tâm lập đức đạo mầu
Quyết tâm nhẩn nhục khổ sầu đắng cay!
Một lòng tâm quyết thẳng ngay
Một lòng tâm quyết chông gai sá gì.

NGUYỆN CẦU:
Vô ưu tôi muốn làm người
Từ bi tôi muốn làm đời thành hoa
Vô ưu vườn ấy nở ra
Vô ngần liên bạch cùng là hồng liên
Ấy là tâm nguyện triền miên
Đời đời kiếp kiếp tôi nguyền làm trâu
Giúp đời cày cấy canh thâu
Ruộng vườn tươi tốt hoa mầu nở xanh
Nguyện thành trăn trở năm canh
Nguyện cho viên mãn ngày sanh xác phàm
Lòng thành nguyện với trời lam
Với cùng cây cỏ, với cùng gió mây
Nguyện xin Phật, Chúa chuyễn xoay
Đời thành, đạo đạt lòng nầy thỏa mơ.
Thôi thì:
Gắn xây một bức tường thành
Trồng loài liên thạch không cành trơ vơ
Đảo điên bụi phấn hững hờ
Qua cơn gió bảo mới giờ nên công.

Huệ Từ

KHAI BÚT
Năm châu bốn bể điêu tàn
Một châu nạn ách lâm đàng khó cơ
Bây giờ bốn biển đợi chờ
Đến kỳ vận mạt một giờ tiêu tan
Dân lành khắp chốn lầm than
Màn trời chiếu đất gian nan thế trần.

Phong ba sẽ đến mọi nhà
Năm châu bốn biển nổi mà bão giông
Á với Âu mỗi nơi mất nửa
Sẽ đổi thay phân nửa mỗi nơi
Đau thương sẽ đến nơi nơi
Chiến tranh, bão tố đổi vời thế nhân
Âu châu gặp nạn bão giông
Á châu chinh chiến biển hồng máu rơi
Phi châu nạn đói khắp nơi
Úc châu hưởng phúc giúp thời thế gian.

Gió thổi mạnh bụi trần rũ sạch
Nước cuốn trôi rác rưởi trần gian
Kẻ giàu bị cướp tiêu tan
Kẻ nghèo đói khổ thế gian sắp rồi.

THÁI ẤT THIÊN TÔN


Hai ngàn niên lẽ mười hai
Dần dần sẽ thấy thiên tai đến rồi



Thời vận mạt sắp đang khai mở
Lửa chiến tranh nghiêng ngửa Đông Tây
Trái không cây đâu đâu cũng có
Tiếng nổ ran như gió vậy thôi
Biển Nam nước nổi người tuôn
Dân Nam sóng nổi hào xu mất dần
Người Nam phải trận bão giông
Gió cuốn bay mất phong vân thâu hồi
Của tiền như thể mây trôi
Một cơn gió thổi ấy thời tiêu tan
Trong khi gió lặng sóng yên
Người Nam phải chịu cảnh tiêu một giờ
Trời ta nổi trận phong vân
Gió mây đưa đón hào trân về trời
Đông Nam nhặt được của rơi
Đem về bỏ xó chẳng nơi để xài
Trái không cây nổ gây chấn động
Diệt cho cùng hết một trời Đông
Đang kỳ lập hội mây rồng
Gió mây đưa đón ân công đáo tìm
Thiên tai nguy biến triền miên
Trời Đông Đất Á gặp duyên chẳng lành
Á với Âu một canh mất nửa
Á lảnh phần giận rửa đầu tiên
Âu thời còn đặng phước duyên
Nên duyên còn được phước thiên hưởng phần
Vùng Á Đông trời phân lảnh hội
Phải lảnh phần đầu đội vai mang
Phần ba dân Á tiêu tan
Mất nguồn mất gốc lân bang xóa mờ
Trong sử sách đời sau chẳng có
Để rồi xem cho có hay không
Biển Đông gió thổi vào Đông
Cuồng phong một trận sẽ không thấy người
Một cơn sóng lượn rồng bơi
Tràn vào lục địa biển khơi thành giồng
Nói sao cho hết hội rồng
Long Vân sắp mở dông đồng trổ hoa
Thiên tòa ngự tại Long hoa
Mở đường tẩy sạch phần ba thế trần
Mau mau mà hãy đến gần
Mót bòn phước đức để trần coi Tiên
Long hoa là hội giao duyên
Kỷ đời thánh đức Thần Tiên đáo hồi.

Đời nay trong cảnh nhân gian
Ba chìm bảy nổi lầm than một giờ
Một cơn trốt bụi nhơ sẽ sạch
Đề lau chùi thủy sẽ dâng cao
Nước giúp rửa trần mau sạch sẽ
Gió giúp trần mạnh mẽ bụi bay.

THÁI ẤT THIÊN TÔN


ĐỔI ĐỜI BỞI TRẬN PHONG BA
Đổi người đổi cả việc đời
Đổi lòng sanh chúng coi trần thay ngôi
Hôm nay màu đỏ ra đời
Ngày mai xanh tiá chào mời thế nhân
Một lời mách rõ đường trần
Vàng đi, tới đỏ, xanh gần đến đây
Ra đời rồng lội biển nầy
Phụng xa ắt phải về cây mà ngồi
Hôm nay đời đã đổi ngôi
Ngày mai trở lại đời thời khổ thay
Chúng ta chỉ có đôi tay
Không sao gánh nổi ngày mai nặng nề
Hôm nay xương thịt còn ghê
Ngày mai xương trắng ủ ê cỏi lòng
Xương thành núi, máu thành sông
Ruộng đồng hoang vắng, trâu không luống cày
Cá biếng lội, chim biếng bay
Người không muốn nói, chẳng ai gọi mời
Rừng xanh thay lá đổi rồi
Ngựa quen đường củ, bên đồi hí vang
Tinh mơ chim hót gọi đàng
Gà thời báo thức, trần gian vẫy vùng
Rồi đời sẽ thấy cảnh chung
Vài lời mách bảo ta cùng lưu tâm
Để mà suy gẩm cỏi trần đúng không
Đời như hoa nở cánh hồng
Sáng mai rực rở, chiều trông sắc tàn
Đời là giấc mộng thời gian
Khi bừng tỉnh dậy, ngó sang cảnh chiều
Đời như ngọn gió hiu hiu
Thổi ta mát dạ, nhưng thiêu đốt lòng
Đời như ví tựa đèn chong
Trải qua một giấc lại mong kéo dài
Đến khi ánh sang bên ngoài
Lọt vô hiên cửa mới rày tỉnh cơn...

Lời báo trước máu hồng sắp đổ
Cảnh chiến tranh sắp khởi nhiều nơi
Mở màn khai chiến ngoài khơi
Tràn vào lục địa, nơi nơi hải hùng

Thương người không thể làm ngơ
Thương đời không thể thờ ơ với đời.

Năm Thìn trần thế khởi can qua
Khổ đau đến với khắp mọi nhà

Mẹo về Thìn đến Tỵ sang
Gian nan trần thế mở màn kỳ ba
Gọi đời, đời chẳng thiết tha
Gọi Trời, trời cũng chẳng mà thấy đâu
Đến rồi một cuộc bể dâu
Biển xanh dậy sóng, năm châu oán hờn
Xương thành núi, máu thành sông
Ruộng đồng hoang vắng sẽ không thấy người
Phố phường chịu cảnh bể dâu
Cửa nhà tan nát, khắp nơi điêu tàn
Năm nay là trận mở màn
Tan hoang cỏi thế, tiêu diêu hồng trần.

Rồi đây ly loạn Châu Âu
Người đời ai biết nổi sầu thế nhân
Phong ba đến với cỏi trần
Trăm cay ngàn đắng phủ đầu thế nhân
Thế nhân ai biết đặng nào?
Tránh sao cho khỏi lệ trào phương Đông
Trên không tiếng động ầm ầm
Dưới nước biển dậy nước sông dâng trào
Chúng sanh mau hãy tu nào
Tu đi cho bớt lệ trào cửa Đông.


ĐỜI
Việc đời nói thử nghe chơi
Nói hoài chẳng hết, làm hoài chẳng vơi.

Đời như con tạo xoay vần
Xuân về, Đông đến, Hạ tàn, Thu sang
Đời như một chiếc lá vàng
Phất phơ trước gió, biết tàn lúc nao!
Đời như chiếc lá mùa Thu
Một cơn gió lộng lá kia lià cành
Đời thì vạn sự đổi nhanh
Thời gian là sự trược thanh của đời
Ngồi buồn thế sự gẩm chơi
Ta cho đời biết vài lời để tâm
Đời muôn vạn sự huyền thâm
Đời là cái cảnh thăng trầm xuống lên
Đời có thể đưa ta xuống bể (bể trầm luân)
Cũng có khi là chỗ để lên (lên thiên đàng)
Đời muôn vạn nẻo lênh đênh
Biết đâu bến đổ, mà nên trở về
Đời muôn sự việc não nề
Đắng cay tủi nhục, ê chề sướng vui
Trong đời có lắm lúc bải bui
Chữ tình phải học một đời chưa xong
Tình người, tình bạn, tình trong đạo vàng
Tình phu, tình phụ chứa chan
Tình thê, tình ấu gia đàng vẹn công
Tình trong nhân loại, tình của đạo đồng
Tình làm tôi chúa, tình đong đủ đầy
Thứ tình nhiều nghĩa phải vây
Giữ sao cho vẹn, tình nầy phải mang
Ngày xưa lãnh sắc màu vàng
Ngày nay lãnh sắc máu loang khắp trời
Hết màu sắc đỏ ra đời
Đến kỳ thanh sắc mới thời ra oai
Đời có Chúa nhưng chẳng có ngai
Có tay tuấn kiệt, chẳng ngày ra quân
Đời như một trận mưa rừng
Xoá tan hết lớp bụi dưng giữa trời
Ai người biết cảnh mưa rơi!!!
Thấy lòng se thắt tả tơi cõi lòng
Ai người chịu khó vượt sông
Bắt cầu Thiên lý cho rồng gặp mây
Ai người chịu bỏ công xây
Đắp thành vạn lý ngăn nầy giặc phiên
Đời nhìn phẳng lặng triền miên
Coi chừng bão đến đảo điên lòng người
Bỏ công xây đấp cho đời
Ngày mai sẽ thấy công người phí đâu
Sông sâu lấp cạn bể dâu
Ngày mai sẽ thấy nhịp cầu bắc ngang
Nhiệt tâm mà bỏ công vàng
Đừng nên lơ lững phủ phàng lòng ta
Công người bắt nhịp cầu qua
Dù cầu lắc lẽo công ta ngàn vàng
Qua cầu giữa nhịp cầu ngang
Đừng làm cầu hỏng phủ phàng người đi
Gắn mà vạn lý đắp đê
Có ngày rồi cũng xây thì thành cao
Nhớ lời tỏ bạch hôm nào
Ghi lòng tạc dạ ngày nào sẽ hay
Bầu trời phủ tóc tang đầy
Ta ngồi nhìn cảnh chuyển xoây cuộc đời
Khóc thời chẳng đặng ra lời
Cười không thành tiếng bởi đời ủ ê
Gắn mà nhặt góp công về
Đắp xây thành lũy mãi mê giúp đời
Trồng cây thì phải có thời
Gặt về quả ấy trả lời thế nhân
Đoạn nầy là đoạn khảo trần
Đoạn nầy là đoạn quỉ thần về ngôi
Nên ta gắn sức đắp bồi
Để cho biết đặng ai người chánh tri
Thời gian chỉ có biết đi
Chớ không dừng lại kỳ thi bao giờ
Trể tràng chẳng lúc đợi chờ
Không ngày tiến bước, không giờ lui chân
Ngộ chân lý mới ngộ nẽo trần
Ngộ đời mới thấy đạo gần hay xa.

HUỆ TỪ (THIỆN NHÂN)



Trời thời lạnh nóng bất thường
Đất trời ẩm ướt như dường rong rêu
Cây khô đất lại phì nhiêu
Khí trời phủ kín một chiều sương đông
Đất ẩm ướt cây không lá mọc
Chổ đồng khô đất trọc không chồi
Bọ sâu rắn rít ra đời
Hại lần sanh chúng đền bồi quả công
Một trời mưa máu phương Đông
Một vùng sương đặc kín lòng chúng sanh
Nơi gió Bắc, nơi đồng thanh
Đồng khô sông cạn, núi thành biển khơi
Việc nầy trái nghịch đất trời
Núi không thấy đá ra khơi thả mồi
Sông thời người lại chẳng trôi
Thuyền ghe chẳng chổ để bơi để chèo
Đời xưa đáo lại đời nay
Nhà không, cửa trống chẳng ai ra vào
Non cao xanh phủ một màu
Đồng sâu chẳng thấy xu hào đua chen
Đến kỳ mới biết trắng đen
Ai ra cửa trước, ai vào cửa sau
Ngày mai lắm kẻ xu hào (nhà giàu)
Ngồi không bó gối lại nào khóc than
Đời nay lật ngược trái ngang
Để cho ta biết thế gian thế nào
Chỉ qua một đám mưa rào
Xác sơ cảnh thế lệ trào chúng sanh
Ngày mai ai đặng phước thanh
Ấy là hưởng phước ngày xanh trở về
Thuyền rồng bát nhã cận kề
Ai người biết được quay về thuyền nan
Ngày mai đời lắm phủ phàng
Đắng cay dưa muối trần gian khổ sầu
Ai người biết đặng cái câu
Cá không mồi cấm, cá đâu mà vào
Nếu mà cá lượn biển Đông
Không tham mồi thực, cá không mắc lừa
Gắng mà sống cảnh muối dưa
Gắng mà lập đức sớm trưa mai chiều
Để còn hưởng đặng những điều
Ngày mai sẽ thấy tiêu diêu hồng trần
Hôm nay Phật đã hội gần
Long Hoa khai mở chúng trần xem coi
Long Hoa là hội ra roi
Diệt lần tà mị, xét soi hầu kề
Hai ngàn niên lẽ mọi bề
Phật Tiên hạ giới cận kề bên ta
Hôm nay cửa đã mở ra
Thánh thần chen với mị tà thi đua
Vàng thau lẫn lộn sớm trưa
Chưa ai biết đặng sẽ mưa thế nào
Nhưng rằng máu đổ lệ trào
Cảnh thưa người vắng sẽ nào đến thôi
Chút lời báo để biết Trời
Mà lo vận mệnh cho đời ngày mai
Đời đã đến ngày mai sẽ biết
Thánh với Thần làm xiếc nhân coi
Mị tà dẫu có ra đời
Đến kỳ vận mạt cũng thời tách ra
Đã đến lúc mị tà chánh tiến
Thôi chẳng còn rên siết điều chi
Thời ta ta phải bước đi
Đến kỳ đến vận, ta thời phải lên
Đến kỳ sắp mở ra thi
Chẳng còn vương vấn ấu nhi của mình.



Biển sâu thời sóng phải to
Làm thuyền đưa rước phải cho người nhìn
Thuyền ta dẫu có lênh đênh
Cũng đừng nản chí phải tin vận kỳ
Rước đưa ta chẳng cần gì
Ơn đền nghĩa trả danh thì chẳng ham
Bồ đề giống hạt phải làm
Từ bi gieo rắc trong màn hạ ngươn
Nẩy mầm giống hạt chánh chơn
Chớ đừng lẫn lộn sen ra cúc vàng
Cúc sen rồi cũng phải tàn
Nhưng sen khác cúc khi tàn vẫn thơm.
BÍCH LIÊN

ANIMATED LIGHTHOUSE photo: Lighthouse OceanLighthouse.gif

Cảnh trần như đóa phù dung
Mới trưa mà đã phù dung lìa cành
Hợp tan, tanhợp rất nhanh
Phủi trần tìm đến cao thanh nương nhờ
Cảnh trần sắc tướng nhởn nhơ
Khổ thời đeo đẳng đến giờ rã tan
Trần gian như lớp bụi thiên đàng
Một cơn gió lốc bụi tàn ra tro
THÁNH ANH CỮU PHẨM

* Hội Long Hoa - Là cuộc hội của thiêng liêng để cho các phần linh căn, linh tử cùng các phàm nhơn có công tu luyện có dịp trở về cõi Thiên.
Trong cuộc thi nầy nhằm vào 2 phần để cứu vớt:
- Thi tài: chọn lựa những người thiên mệnh có tài lẫn đức.
- Thi đức: chọn lựa người hiền lương đạo đức có công tu luyện.


Gởi mây cánh hạc tung trần
Ra công lượm lặt hạt đời từ bi
Trải phong sương dặm trường mưa bụi
Biết ngần nào hạt rớt, hạt rơi
Trải tâm nhặt cả khắp nơi
Đem về vườn tốt vun thời ra hoa
Vô ưu từng đóa nở ra
Từ bi lập cảnh vườn ta hiện giờ
Nay rằng gởi lại con thơ
Những lời chánh niết, những lời từ tâm
Gởi con một chút hương lòng
Phương Đông rộng mở, ngóng trông con về
Lòng buồn tha thiết ê chề
Càng trông càng vắng bóng về của con
Đợi ngày mở hội cung son
Vườn hồng thầy đón, vô ưu trẻ về.

THÁI ẤT THIÊN TÔN

Dốc lòng tầm chốn nhân sanh
Đưa duyên cõi thế trở thành Thần Tiên
Từ bi vốn phải dịu hiền
Thân trần chèo chống đưa duyên quỉ tà
Dù cho kẻ ấy là ma
Với ta cũng phật vì ta độ người.
ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT


THƯƠNG ĐỜI
Đời như sóng lượn ba đào
Chẳng bao giờ dứt, tuổi cao chẳng tồn

Thương thay cho cả chúng sanh
Lấy không làm có, có thời bảo không
Có sắc tướng tồn vong sinh diệt
Lại bước vào mài miệt vui say
Cái chẳng có không ngày sinh tử
Lại chẳng ai muốn thử nếm vào
Thương đời mà lệ nuốt trào
Thương đời chẳng biết lời nào để khuyên
Thương đời mà để nhân duyên
Cứu đời thôi để trên Thiền định phần
Thương đời luống những phân vân
Biết sao giác được thân trần hết mê
Thương đời dìu dắt nẻo về
Thương đời rằng bảo đôi bề chánh tâm
Thương đời sớm dẫn chiều nâng
Thương đời chẳng quản công trần gian nan
Thương đời mới xuống trần gian
Thương đời bao quản gian nan giữa đời
Mấy lời khuyên dẫn huyền thâm
Mong đời giác ngộ trí minh trở về.
THÁI ẤT THIÊN TÔN

ĐỜI
Đời thì hư ảo vô thường
Đạo là ánh sáng soi đường trầm luân
Đời như hoa nở trên cành
Sớm mai rực rỡ chiều thành tàn hoa
Đời như giấc ngủ thời gian
Khi hừng tỉnh dậy, ngó sang cảnh chiều
Đời như ngọn gió hiu hiu
Thổi ta mát dạ, nhưng thiêu đốt lòng
Đời như giấc mộng phù du
Làm cho nhân thế đắm say trong đời
Tưởng rằng giấc mộng tuyệt vời
 Trăm năm, vạn kiếp mới thời nở hoa
Nào hay hoa nở chẳng ra
Thế là một kiếp làm hoa phải tàn
BÍCH LIÊN

Diệt cho sạch con tà bản thể
Mở huệ tâm mới để lộ nguyên hình
Lục căn cội rể mới thấy nhìn
Đừng nhiễm thể để lục trần lôi cuốn
Diệt căn gốc tận nguồn đưa xuống
Mở huệ tâm mới khai được lục trần
Diệt mà khai, khai mà diệt tánh nhơn
Lục căn. lục tánh, ý trần nhiễm ô
Khai thác giới bước vô bản thể
Mở lục trần diệt để tà tâm
Căn nguyên cội rễ chẳng lầm
Khai đường chánh giác không nhầm bến mê.
CỬU THIÊN HUYỀN NỮ



NGƯƠN KỶ

Một ngươn có 2.000 năm. Trong một ngươn phải có:
-       Thượng, trung, hạ, phải trải qua: thành, trụ, hoại, không.
-       Năm 2.000 năm là năm chấm dứt một ngươn.
- Vào thời thượng ngươn: lúc vũ trụ mới định. Cuộc sông thô sơ, mộc mạc, nhân thế hiền từ (thời kỳ thành).
- Vào thời trung ngươn: con người bắt đầu thụ hưởng vật chất. Đây là giai đoạn trí huệ con người phát triển: Về cá tính và vật chất. Phát minh ra những phương tiện nhằm phục vụ đời sống văn minh cho con người.
Thời nầy bắt đầu có thần nhân, thánh nhân ra đời dạy chúng nhơn về: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Có xuất hiện các bậc quân tử, chánh nhân quân tử, chí nhân quân tử... Tôn giáo bắt đầu ra đời dạy cho chúng nhân để bảo tồn nhân loại. Lâu dần lưu truyền những cái tốt, cái hay thành phong tục tập quán. Thờ ông bà, tổ tiên, hiếu lễ cha mẹ, phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già...



- Giai đoạn trụ: thì con người được hưởng cuộc sống thanh bình, vui vẻ an lạc... ngay cả âm dương vũ trụ cũng tương đồng, mưa thuận gió hòa... Thời kỳ nầy số mệnh con người, cũng như vận mệnh chu kỳ là 60 niên giống như chu kỳ của lịch chỉ về ngày tháng trong năm, tính theo quỷ đạo của trái đất. Cho nên ngày xưa có những bậc tiên tri tiên đoán được sự vận hành của vũ trụ và vận mệnh của con người.
Trong 60 niên nầy vận mệnh chúng nhân chia ra làm 4 thời kỳ: sinh, lão, bệnh, tử. Mỗi thời kỳ chỉ bàn tay con người cũng thay đổi theo chu kỳ sinh, lão, bệnh, tử.
-       Giai đoạn từ lúc mới sanh đến 15 niên: đây là thời kỳ sinh ra chỉ tay chưa đầy đủ, bản ngã chưa phát triển hết, cho nên không thể đoán đươc vận mệnh theo chỉ tay.
-       Giai đoạn từ 18 đến 30 niên: từ 18 niên con người bắt đầu có sao chiếu mệnh, thì có thể đoán được vận mệnh, cuộc sống. Đây là giai đoạn lão. Tức là giai đoạn trưởng thành 30 niên được tính là nửa đời người.
-       Giai đoạn bệnh tử 30 niên đến 45 niên.
-       Giai đoạn tử từ 45 niên đến 60 niên: Nói đến vận mệnh tức là nói về cuộc đời đau bệnh, nạn tai, sinh tử như thế nào, sự sống như thế nào...
1/- Mỗi thời kỳ: thành, trụ, hoại, không của một ngươn phải trải qua thời gian 500 năm. Cho nên phải có định luật đầu thai, tức là định luật luân hồi.
Trong 4 giai đoạn nầy:
-       Thời kỳ thành: lúc vũ trụ mới thành hình, ổn định âm dương lúc mới bắt đầu có chúng nhân. Thời kỳ nầy không thể biết rõ ràng được.
-       Thời kỳ trụ: lúc nầy vạn vật âm dương tương hòa, thời tiết khí hậu theo chu kỳ trong một niên không thay đổi. Con người từ vật chất đến tinh thần được thong dong tự nhiên. Cuối thời kỳ trụ bắt đầu thay đổi từ âm dương đến đời sống vạn vật.
-       Thời kỳ hoại: vũ trụ, vận mệnh con người thay đổi, những sách vở ngày xưa lưu truyền không còn đúng nữa. Tất cả đều đảo lộn: đạo đức cuộc sống vạn vật cũng thay đổi để đi đến chỗ hoại.
-       Thời kỳ không: đây là giai đoạn vũ trụ âm dương bị tàn phá để lập lại trật tự mới.
Giai đoạn nầy đạo đức con người không còn được tôn trọng, con người bắt đầu phát minh ra vật chất thụ hưởng, phát minh ra vũ trụ để tiêu diệt lẫn nhau. Chính sự phát minh nầy làm hủy diệt mầm sống nhân loại, hủy diệt sự tuần hoàn định kỳ của vũ trụ.
Thí nghiệm nguyên tử, bom nguyên tử, bom hóa học... hỏa tiển tầm gần, tầm xa... làm ô nhiễm bầu khí quuyển. Chất thải những nhà máy làm ô nhiễm nguồn nước. Xữ dụng nhiều thuốc độc ảnh hưởng đến cuộc sống trường thọ của con người.
-Thời kỳ nầy vận mệnh con người không thể nào dựa vào những sách vở, kinh nghiệm ngày xưa mà tiên đoán được.
-Trong hiện tại vận mệnh con người phải chiếu theo sao phúc đức mà thôi. Ngày nay chỉ tồn tại sao phúc đức mà thôi.
Định luật âm dương bị thay đổi, mọi vận hành trong vũ trụ đều thay đổi nên không còn đúng như ngày xưa từ thời tiết khí hậu đến cuộc sống của con người.


2/- Vũ trụ - âm dương:
-Khối âm: là hành tinh chỉ quả địa cầu-là trái đất.
-Khối dương: là khoảng không gian mênh mông vô tận.
Trong hiện tại và tương lai sắp đến sẽ có những biến chuyển giữa 2 khối âm dương nầy. Cho nên sẽ có những đại họa cho nhân loại và vạn vật. Sự rung chuyển âm dương vũ trụ để đi đến chỗ hoại làm mất đi sự sống bình thường của vạn vật.
-Ngày xưa ở vào thời kỳ: thành, trụ thì 2 khối nầy tương giao.
-Ngày nay ở vào thời kỳ: hoại, không thì 2 khối nầy tương diệt.
(Có thể các hành tinh trong không gian chạm nhau để diệt).

3/- Thời kỳ mạt pháp: đây là thời kỳ con người mất hết nhân nghĩa, mất hết đạo đức. Tất cả mọi việc hành của con người đều trái ngược với định luật tự nhiên.
Giai đoạn nầy cuộc sống con người: mạnh được, yếu thua... không còn định mệnh, sự sinh tử không thể biết trước được.
Đã là một con người, một phàm nhân thì phải có sao chiếu mệnh. Sao nầy do nguồn gốc xuất phát của chơn linh con người. Sao mệnh nầy cùng biến đổi từ từ theo thời gian tương ứng với tuổi thọ của con người.
Kẻ sống thiếu đạo đức, không phúc thiện thì sao sẽ lu mờ, từ từ tàn lụn (tắt) mất ánh sáng).
Kẻ sống đạo đức, thì sao từ từ sáng.
Sao chiếu mệnh chính là sao phúc đức, có phúc đức thì sao sáng tỏ. Sao chiếu mệnh là tiểu linh điển của chơn linh con người. Sao nầy bền vững nhờ sức hút của 2 khối âm dương bay lơ lững trong gian. Nếu 2 khối âm dương không còn tương giao lẫn nhau thì sao nầy bị rơi không tồn tại.
·      Hằng năm giờ tý đến giao thừa chúng ta ngồi giữa trời, tầm mắt hướng về phía trước, dùng trí tuệ hướng thẳng lên đỉnh đầu sẽ cảm nhận sao phúc đức của chúng ta sáng hay lu mờ. (Sao phúc đức nằm ngay đỉnh đầu của chúng ta).

4/- Hội Long hoa:
Hội Long hoa là nói đến thời kỳ, giai đoạn ai là người được tồn sinh của sự tương diệt hai khối âm dương vũ trụ. Sự tương diệt nầy vạn vật phải trải qua nhiều thiên tai, khổ nạn.
Có thể ví:
-       Vũ trụ khồi dương là vườn hoa sen.
-       Con người là đóa hoa sen.
-       Khối âm địa cầu là ao sen.
-       Qua cuộc biến đổi nầy sen nào còn, sen nào tàn úa. Ý nghĩa hội Long hoa là như vậy.



NGƯƠN KỶ 21

Đầu ngươn kỷ 21 kể từ năm 2001 trở đi vẫn còn âm hưởng của hạ ngươn thế kỷ 20.
- Năm 2000 năm tận thế: là tận cùng của một ngươn kỷ 2.000 năm, là đến giai đoạn hoại của quả địa cầu, không hẳn là tận diệt của 2 khối âm dương. Không hẳn tất cả đều không mà vẫn còn một phần để lập lại đời thượng ngươn của kỷ nguyên 21. Tức là đời thượng của ngươn kỷ mới.
Trong lúc hổn độn giữa âm dương đất trời nhơ sao phúc đức hút chúng nhân vào nơi còn sinh tồn, nhờ sự di chuyển vận hành vũ trụ mà đưa đẩy đến nơi an toàn.
Lúc không gian, thời gian thay đổi, sự rung chuyển có thể va chạm do những mãnh vở của các hành tinh nhân phàm không thể phân biệt được phương hướng, thời gian trong thế giới đảo lộn, lúc đó linh quang điển cuốn hút đưa đến nơi tồn sinh.
- Bước vào đầu kỷ nguyên 21 tức là năm 2000 năm trở đi nhân loại bắt đầu đau khổ do nhân tạo. Bầu khí quyển loảng, những khí độc đã tích tụ trong không gian bắt đầu hạ xuống mặt đất.
Phàm thế điều gì, cái gì có kết quả thì sẽ có hậu quả.
Trước mắt hiện tại là cái lợi, thì sau lưng lâu dài là cái hại. Trước mắt kết quả tốt theo sự mong muốn gượng ép trái tự nhiên thì sẽ có hậu quả đau thương sau nầy. Cho nên khi làm việc gì đừng mong làm có kết quả nhanh chóng trái với quy luật tự nhiên, mà để sự thành công trong tiến trình tuần tự thì sẽ không có hậu quả xấu đau khổ.
Tức là đừng quá mong muốn thành công sớm mà sẽ có hậu quả ngược lại. (Nuôi heo, nuôi cá, phun thuốc ép cây cho hoa, cho trái nghịch mùa tự nhiên).
Cho nên trong cuộc đời nầy:
-       Cái gì thành công thì sẽ có thất bại.
-       Có kết quả thì sẽ có hậu quả.
Nếu để mọi vật sống theo chu kỳ tự nhiên thì khi có kết quả tránh được hậu quả. Khi làm việc gì thất bại, thì sẽ có ngày thành công. Chính sự thất bại nầy đem đến cho chúng ta kinh nghiệm và có sự hiểu chân chánh.
: Sự thất bại là mẹ đẻ của sự thành công.
Cuối kỷ nguyên 20, động vật, thực vật, sinh vật đều sống theo sự điều khiển bắt buộc của con người. Sống gượng ép, không được tự nhiên, trái với quy luật thiên nhiên, nên sống không được thảnh thơi, thong thả, an nhàn cho nên có thể nói cuối kỷ nguyên 20 nầy tất cả đều đau khổ.
Sự thành công của loài người tiến bộ vượt bực bao nhiêu thì sẽ nhận những hậu quả bấy nhiêu. Khí độc làm giảm tầng sinh khí, khí độc làm bệnh tật... diệt mầm sống động thực vật..., nếu dùng động thực vật bị nhiễm độc con người sẽ mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng... Tuổi thọ muôn loài sẽ bị giảm vì do sự sống gượng ép bắt buộc tăng trưởng nhanh, nên mau dần đến sự già nua nhanh hơn thời xưa.

1/- Bước vào đầu kỷ nguyên 21. Hai khối âm dương bắt đầu đảo lộn, rung động biến chuyển, con người sẽ làm được những việc phi thường theo ý muốn của mình, chính những việc làm phi thường nầy để lại những mối đại họa cho chúng nhân. (Tạo bom nguyên tử, khinh khí, vi trùng... Hỏa tiển xuyên lục địa mang đầu đạn nguyên tử, phi thuyền không gian, vũ khí giết người hàng loạt...).
Sau nầy lúc bầu khí quyển mỏng đi, khí độc hydrô, carbon xâm nhập, con người sẽ bị diệt do những khí độc nầy trong cuộc sống bình thường sinh hoạt hằng ngày.

2/- Chơn lý phật pháp: Theo chơn lý phật pháp người phước thiện, đạo đức không sân hận, trong cơ thể tự nhiên tích tụ được nhiều khí oxy trong lành. Hằng ngày thu rút được nhiều dưỡng khí oxy hơn những kẻ ác gian, hung bạo...
Có lẻ đây là hậu quả thiện ác?
Cho nên kỷ nguyên 21:
-       Oxy tượng trưng những con người thánh thiện.
-       Hydrô tượng trưng những người tham danh lợi, dục vọng.
Những kẻ hung bạo, độc ác vì đã hấp thụ nhiều khí Hydrô. Khí hydrô làm tăng thêm vẻ đẹp, màu sắc tốt tươi, hương thơm ngào ngạt. Ngoài khí hydrô còn có khí CO2 nữa.

THIÊN TAI


Giai đoạn sắp đến Hội Long Hoa
Bước vào đầu năm 2.000 là khởi đầu cuộc hội. Sự rung chuyển giữa hai khối âm dương vũ trụ làm ảnh hưởng đến địa cầu và có những biến chuyển.
-Những nơi hoang vắng, đầm lầy: thì bị lũ lụt.
-Vùng núi non: núi lở, cát chạy đá bay.
-Đại dương biển cả: sẽ có những trận cuồng phong.
-Nơi vùng đất cao: gặp khí lạnh bao phủ tạo thành gió xoáy cuốn người và nhà cửa.
-Phố thị: bị gió cuốn nhà cửa, vì đại dương biến động khí bốc lên cao, tạo thành những trận cuồng phong dữ dội.
Gió quét sạch bụi trần ô nhiễm
Nước cuốn trôi rác rưởi trần gian.
Có những trận gió xoáy hút nước từ biển dâng lên thành những cơn sóng thần khủng khiếp, vùng nào vô phước gặp phải thì bị lâm nguy.
Có những vùng sẽ bị hỏa thạch xuyên thẳng vào quả địa cầu đốt cháy vạn vật. Hơi nóng tràn ra khắp nơi gọi là Bão Lửa.
Quỷ đạo các hành tinh trong thái dương hệ bị lệch nên tạo ra nhiều hiện tượng đau khổ cho địa cầu. Đảo lộn trật tự tự nhiên, gây ra nhiều thiên tai. Bầu khí quyển thay đổi, nhiều biến động bất ngờ mà con người không thể biết trước được. Dần dần hai khối âm dương bắt đầu lệch nhau càng xa.
Cuộc khởi điểm hội Long Hoa có thể kéo dđến 5 hay 10 năm.
Lúc bấy giờ thiêng liêng nhập thể làm phàm cứu khổ nhân sanh, phổ độ nhân loại, tạo phúc đức cho nhân phàm ngày càng tăng thêm. Tạo duyên để đưa nhân loại nơi tồn sinh. Đây là phương cách huyền vi hóa tạo để tạo cho các linh điển tăng thêm nhiều điển lực.
- Thần, thánh, tiên, phật xuống thế bằng cách:
-       Mượn phàm làm thể,
-       Lấy xác làm thần,
-       Dùng linh điển làm trí tuệ.
Tức là giáng lâm bằng phàm xác con người.
Người được chọn làm Thần nhân, Thánh nhân là những hài nhi mới chào đời, hoặc những người phúc đức để độ phàm trong ngày hôm nay, tùy theo cơ duyên không phân biệt tuổi tác nam nữ.
Thời tiết đầu niên 2.000 thay đổi bất thường: mưa nắng, nóng lạnh vô thường, tuần hoàn vũ trụ đảo lộn. Có thể trăng chưa tàn, mặt trời đã mọc. Năm giờ chiều mà như giữa đêm. Bảy giờ trời chưa sáng, mà 7, 8 giờ đêm mà trời mới tối.
Thời gian không gian thay đổi, ngày đêm không như ngày xưa mà khoa thiên văn, khí tượng không thể tiên đoàn được.
-       Nhân loại:
- Chết chóc, đau khổ, bệnh tật.
- Nhân loại rối loạn, tận diệt lẫn nhau.
     - Đến lúc: 1 ô vàng đổi một bát cơm
         - Sau nầy kim loại không còn giá trị trong cuộc sống,
         - Sau nầy dùng vàng làm tiền tệ trao đổi giữa các quốc gia,
         - Dân Châu Á sẽ khổ hơn Châu Âu,
         - Dân Châu Âu sống thánh thiện nhiều hơn.
- Dân Châu Á sẽ nhận lãnh đau khổ trầm trọng, từ từ nếm mùi đau khổ.

         SỰ SỐNG MAI SAU
        

Nên dùng:
-       Các loại ngũ cốc: trái cây, rau quả.
-       Nên dùng thảo dược để giảm bớt độc tính.
Những vùng đất:
-       Vừa cát sỏi, đất pha bùn mới chịu đựng với thời tiết, khí hậu (nắng dải, mưa dầm).
-       Sỏi đá: giải độc độc khí,
-       Cát: hút nước.
Ngũ cốc có thể chịu đựng được:
-       Loại cây quả có chất the, rể ăn không sâu, rể đâm xiên. Không đâm thẳng.
-       Loại cây vỏ có chất chua,
-       Loại vỏ the chín chua, chín ngọt,
-       Loại vỏ chua chín ngọt.
Ngũ cốc không chống được thời tiết:
-       Loại vỏ chát,
-       Loại vỏ không mùi vị,
-       Loại càng thơm ngon càng nhanh chóng tiêu điều.

 TRỞ VỀ TRANG CHÁNH - Hội Thông Thiên Chơn Giáo