Sunday, January 4, 2015

VẬN CHUYỂN NỘI LỰC TRONG CƠ THỂ & LUYỆN CÔNG TRONG HUYỆT ĐẠO



VẬN CHUYỂN NỘI LỰC TRONG CƠ THỂ


Ngồi:  Tay trái ấn Phật Tổ nằm ngang Đan Điền 
           Tay trái ấn Kiết Tường nằm ngang trước ngực:

-       Tập trung tư tưởng hít vào:  đưa chân lực từ Nê Hườn xuống đôi tay, xuống toàn thân đến chân 
-       Chuyển vận nội lực hai tay thành vòng tròn trước ngực.  Hít mạnh văng 2 tay ra 2 bên vai. [(Tư Tưởng) chân lực chạy trong huyệt đạo khắp châu thân].  Hết hơi thở ra từ từ cho chân lực xuống Đan Điền Hít vào từ từ đưa 2 tay lên trước ngực chuyển vận như trên.


LUYỆN CÔNG TRONG HUYỆT ĐẠO




I)              VẬN CÔNG VÀO 5 HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG

1)    Vận công vào Nê Hườn

Ngồi:  Bán dà hay Kiết dà – Hai tay thẳng, 2 bàn xòe để trên 2 gối, mắt nhắm khép mi
-       Tập trung tư tưởng:  nên hít khí điển âm dương đất trời từ không trung vào Nê Hườn
-       Khi cãm nhận tê buốt thì mở Nê Hườn, quây từ trái sang phải theo chiều kim đồng hồ
-       Vừa quây vừa thu rút khí điển vào
-       Khi hết hơi:  cho tan đều trong đầu, và thở ra bằng mũi miệng nhẹ nhàng (cho nội lực tan đều trong phần đầu. Luyện công phần đầu)

2)    Vận công vào Thái Dương

-       Ngồi như trên
-       Nín hít khí điển âm dương đất trời vào Thái Dương.
-       Vừa quây mở Thái Dương và thu rút khí điển vào.
-       Khi hết hơi:  cho nội lực tan đều khắp cơ thể, thở ra bằng mũi miệng nhẹ nhàng
Một lần công phu Nê Hườn, 1 lần công phu Thái Dương, luân phiên đến hết buổi công phu.
Công phu đến giai đoạn:  Nê Hườn hay Thái Dương cứng hay mềm tùy ý muốn – Dùng 2 ngón tay điểm mạnh vào đầu để thử kết qủa.

3)    Vận công vào huyệt linh tâm (Đãn Trung)

Tiếp theo từ Thái Dương cho nội lực chuyển xuống huyệt Linh tâm.  Cho quây Linh tâm.
-       Vận chuyển cho nội lực ra 2 huyệt sau lưng.
Huyệt tâm sau lưng ngay huyệt tâm trước ngực. Cách đốt xương sống ra 2 bên 3 thốn là 2 huyệt Cao hoang)

4)    Vận công vào 2 huyêt Hạ linh tâm (Cao hoang)

-       Cho quây 2 huyệt Hạ linh tâm.
-       Phìn Khí hải (Cự Khuyết) để chuyển nội lực xuống Đan Điền

5)    Vận công vào huyệt Đan Điền:

-       Cho quay tại Đan Điền
-       Khi ngưng công phu, ngưng tại Đan Điền.


Lúc ngưng công phu:
-       Cho quay chậm lại từ từ ở Nê Hườn và ngừng lại
-       Tiếp đến quay chậm ở Thái Dương và ngừng
-       Kế tiếp đến Linh tâm, Hạ linh tâm đến Đan Điền và từ từ quây chậm ngưng tại Đan Điền
Tiếp theo vận chuyền nội lực trụ vào huyệt đạo
-       Hai tay nắm lại, gồng cứng vừa
-       Chuyển vận 2 tay:  kéo vào đưa ngang 2 bên, đưa thẳng tới trước, thở ra bằng mũi miệng nhẹ nhảng
-       Khi ngưng chuyển 2 tay vào, từ từ xòe 2 bàn để trên 2 gối như lúc ban đầu
-       Đứng lên: Vươn vai, duổi chân cho chân khí lưu thông điều hòa trong cơ thể

II)            VẬN CÔNG VÀO 3 HUYỆT ĐẠO CHÂN

1)    Vận công vào huyệt Đại Tọa (2 huyệt):  từ Đan Điền cho nội lực di chuyển vào 2 huyệt Đại tọa, mở 2 huyệt Đại tọa cho quây.

2)    Vận công cho 2 huyệt Khúc trì:  từ Đại tọa cho nội lực di chuyển xuống 2 huyệt Khúc trì, mở 2 huyệt Khúc trì cho quây.

3)    Vận công vào 2 huyệt Dũng tuyền (Hạ linh chi):  từ Khúc trì cho nội lực di chuyển xuống 2 huyệt Dũng tuyền.  Cho Dũng tuyền quay (vẫn giữ vòng quây nơi đây, muốn ngưng công phu thì cho vòng quây nơi đây ngưng từ từ đến khi ngừng hẳn). Mở mắt bắt đầu vận công đưa nôi lực vào trong các huyệt đạo.

4)    Từ Dũng tuyền đưa nội lực đến đầu ngón chân cái tại huyệt Chơn thần.  Cho Chơn thần quây và trụ nội lực nơi đây.  Sau này dùng ngón chân này điểm huyệt.
Khi công phu hết giai đọan này, tinh thần và trí tuệ sáng suốt, tinh thần sảng khóai, thanh thản an nhàn mới đạt được chơn lực thần công, nếu không sẽ bị bế huyệt, ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
         
III)         VẬN CÔNG VÀO NHÂM ĐỐC MẠCH

Ngồi:  Bán dà, 2 tay thẳng, 2 bàn tay để ngữa lên 2 gối
Sau khi công phu đến hết giai đoạn II, tiếp theo đến giai đoạn III (thở nhẹ nhàng, chuyển động điều hòa)
1)    Mở huyệt Ấn đường (Tam Tinh): cho quây thu rút chân lực, khi cãm nhận được ê buốt nóng ấm thì bắt đầu đưa chân lực đi lên Nê Hườn
2)    Khi Nê Hườn ê buốt, cho chân lực xuống Nê cấm huyệt (Linh tuyền).
3)    Đến đây, bắt đầu cho chân lực chạy theo kinh mạch phía sau lưng chuyển ra các huyệt đạo chánh nằm 2 bên sau lưng. Sau cùng chạy thẳng đến huyệt Trường cường (Đài khí huyệt)

4)    Mở Trường cường:  cho quay, nín hót bụng đưa chân lực từ Trường cường đến Đan Điền.

5)    Từ Đan Điền lên Khí hải (Sơn Đải)

6)    Sau cùng chuyển chân lực đến 2 huyệt Lao cung (Thương linh chi):  mở huyệt Lao cung cho quay đến khi cãm nhận ê buốt thì bắt đầu vận chuyển chân lực vào trong các huyệt đạo.
Động tác:  điều hòa chân lực nhẹ nhàng, hoi thở từ từ nhẹ nhàng thong thả.

 TRỞ VỀ TRANG Hội Thông Thiên Chơn Giáo


 

No comments:

Post a Comment