Ở trong cõi vô hình cũng có qui luật như phàm thế. Theo nghĩa phàm thế thì đó là đường lối điều hành cai trị của một vị vua; còn trong cõi vô hình, đó là cách xếp đặt của tạo hóa đã sẵn có trong sự tự nhiên và đương nhiên.
Thí dụ: Nói về mệnh số thì có vị gọi là Thiên Tào ghi chép sổ sách. Nói về tử vi, nói đến việc sinh tử của phàm nhơn đi từ trong tiền kiếp cổ xưa thì có Tử vi Đại Đế, còn việc sấm sét, mây mưa thì có Thiên Lôi đả Thần chính là Ngưu Minh Vương, chuyên đi dẹp tà ma yêu mị cõi âm. Còn về việc tội phước thì có hai vị Thần vai vác mà ta gọi là Thần gồng gánh. Hai vị nầy có trách nhiệm ghi chép tội phước của phàm nhơn để mang trở về dâng cho Thiên tào định số. Đặc biệt mỗi vị phàm nhơn đều có 2 vị túc trực theo.
Độ về phần mệnh số thì do các quang điển đã chiếc hóa tiểu điển của mình xuống phàm, tự tìm trở xuống làm cha hay mẹ đở đầu phàm nhơn, ta gọi là cha sanh hay mẹ độ. Trong cõi vô hình nầy cũng có ngôi vị hẳn hoi theo từng cấp đẳng của các vị Thần, Thánh, Tiên, phật.
Thần thì có vùng ngự trị của cấp Thần.
Thánh thì có vùng ngự trị của cấp Thánh.
Tiên tri cũng như vậy.
Một vị Thần hay một vị Thánh muốn đến cùng cõi của một vị Đại Tiên thì phải qua nhiều cửa, ngược lại, một vị Tiên vào vùng ngự trị của Thần, Thánh thì cũng phải theo qui luật của Thần, Thánh. Đặc biệt là một vị trong hàng chư Tiên không có quyền xét xử một vị Thần hay một vị Thánh trong tự nhiên hay trong trường hợp một vị Thần hay Thánh đã xúc phạm điều gì cũng không thể tự ý trừng phạt. Chỉ có giáo chủ hay chưởng giáo của cấp mới có quyền năng xét xử. Trong tất cả cấp Thần, Thánh, Tiên đều như vậy.
Một vị chư Tiên chỉ có quyền năng quở phạt các cấp ngôi vị nhỏ hơn mình khi nào các vị đó phàm phải qui luật của thế trần.
Các vị Thần, Thánh cũng có ngôi vị theo từng giai đoạn học đạo, ví như người học trò lên lớp vậy, mà ta gọi đó là sự thăng tiến.
Những danh từ gọi là trường hợp cho thế trần dễ hiểu, thật ra trong cõi Thiên không có trường lớp, chỉ có thời gian học đạo từ cấp nhỏ thăng tiến lên ngôi vị cao hơn, nghĩa là theo thời gian học đạo mà tiến hóa.
Khi có quyền phép biết khai hóa quang điển thì từ trong cấp mình đang ngự tự nhiên bay vượt lên khỏi cấp hiện tại mà lên cấp trên hơn. Khi đã có quyền phép tiến hóa thì vị giáo chủ hay vị chưởng giáo, tức là thầy dạy đạo tự nhiên xóa tên, đem phần quang điển gởi lên cấp cao hơn. Lúc đó vị giáo chủ hay vị chưởng giáo ở cấp cao hơn mà hóa quang vào quang điển (tức là phần linh hồn), tự nhiên rút phần quang điển đó bay lên, theo nghĩa thế phàm như người học trò vừa thi đỗ được lên lớp cao hơn. Có điều đặc biệt là phần quang điển của ta tự do tung tăng bay nhảy khắp nơi, khắp chốn, nhung phần quang điển gốc xuất phát thì không được tự do, luôn luôn lúc nào cũng có sự canh giữ, khi phần quang điển của mình thăng tiến thì quang điển gốc thêm một chút ánh sáng. Cứ mỗi lần như vậy thêm một chút ánh sáng cho đến đắc quả viên mãn. Lúc đó tiểu phân điển của ta nhập vào đại quang điển gốc tự bay vụt lên cao và hiện tại đã trở thành một đại quang điển đắc quả. Khi đã trở thành một đại quang điển đắc quả, lúc bấy giờ tự mình độ pháp hoằng hóa độ sanh và cũng tự mình chiếc phân điển tạo linh hồn cho xuống phàm lập công đức.
TRỞ VỀ TRANG CHÁNH - Hội Thông Thiên Chơn Giáo
No comments:
Post a Comment