Chuyển khai hóa tạo Địa hư
Bốn đường tứ diệu nhơn từ phát sanh
Hóa công chuyển lập ngũ hành
Qua đường sanh tử biến thành địa âm
a/- Sơ lược về nguồn gốc xuất phát cõi u minh
Từ lúc thế phàm có cõi u minh cách nay hơn hai mươi ngàn niên truớc thời Thích ca độ pháp, từ lúc đó chúng sanh bắt đầu bị trầm luân và sa đọa. Cũng kể từ đó cõi thế trần nầy có thêm một cõi vô hình âm thế, thì giữa cõi Thiên và Địa (cõi thế phàm) bắt đầu có sự tách rời, Thần, Thánh, Tiên, phật không còn đứng giữa ở thế nhân nữa.
Các Ngài đã tự tách rời chúng sanh bằng hằng tỷ niên (tính theo niên chúng sanh). Còn thời tiền cổ xa xưa, Thần, Thánh, Tiên, phật ở gần chúng sanh, cũng như chúng sanh ở gần cõi u minh như hiện tại. Bây giờ chúng phàm và cõi Thiên bị ngăn cách bằng một biển khổ, tức là biển trầm luân.
Từ lúc những linh quang bị đọa trong thời có cõi u minh, rất ít người được trở lại cõi Thiên, có vị xuống phàm nầy được hưởng trong sự vinh sang, đứng trong đường danh lợi, dần dần bị sa đọa, vì không tạo lập được phước đức. Từ bậc vua chúa cho đến thần tướng, quan quân dần dần cũng bị ô nhiễm thế trần. Sự ô nhiễm nầy khiến cho họ xác phàm không còn không còn làm người dương mà phải làm người âm và phải đi vào cõi vô hình của họ.
Người gốc xuất phát đầu tiên cõi u minh là do những vị từ cõi Thiên bị đọa xuống phàm, các vị nầy được chấm vào đinh số Thiên, nhưng khi xuống phàm họ đứng trong đường danh lợi phú quí vinh hiển, hoặc là những vị Thần nhân xuất gia học đạo không chân chánh, hoặc những bậc vua chúa quân tướng không nhân từ, không trung nghĩa liêm chính, không trung cang nghĩa khí.
Ở vào thời tiền cổ xa xưa các vị kể trên khi bỏ xác phàm phải mang một linh hồn bị đọa không được trở về cõi Thiên, mà linh hồn phải đứng trong bóng đêm như một kẻ mù không ánh sáng, bởi vì không còn quang điển soi rọi linh hồn.
Vào thời kỳ tiền cổ xa xưa, những bậc vua chúa, quan tướng hay những bậc xuất gia lúc còn mang xác phàm tự họ có những oai linh về thiên tánh. Thường những vị xuất gia học đạo lúc nào cũng có sự che chở của chư Thần. Một vị vua chúa cầm vận mệnh chúng sanh thì một lời khẩu xuất luôn luôn có sự đáp ứng của thiên mệnh, hoặc một vị tướng cầm binh ra trận luôn luôn có sự đáp ứng của thiên mệnh nếu có sự cầu khẩn. Đó là những oai linh, oai hiển lúc còn mang xác phàm. Khi một phàm nhân bỏ xác phàm vào cõi u minh tức là nơi đây không có ánh sáng, hoặc hoàn toàn dày đặc bóng đêm, cho nên lúc đêm về nhờ ánh đăng mà những vị ở trong cõi u minh mới sinh hoạt được, ngược lại lúc về dương tức là ánh sáng soi rọi dương thế họ không hưởng được, tức là sợ ánh sáng của dương thế vì họ ở những nơi âm u lạnh lẽo, không quen chổ thanh khí dương. Những linh hồn ở cõi u minh rất sợ những thời gian của ngày dương thế, vì những khắc dương nầy sẽ đốt cháy linh hồn. Sự nóng nẩy do từ cõi Thiên soi rọi xuống đốt cháy những linh hồn u mê và không thể chịu đựng nổi, cho nên:
- Dương của trần thế là âm của u minh.
- Âm của trần là dương của u minh.
Những linh hồn vua chúa, thần tướng, những vị xuất gia bị đọa thời xa xưa nương vào cõi âm tìm những nơi hoang vắng chốn non hiểm hóc họ trụ trì vào đó.
Sau thời gian trụ hình, họ từ từ nhận được khí dương và thu rút khí âm của người dương thế thật nhiều, họ bắt đấu có ánh sáng của một linh hồn. Từ đó tự soi sáng mà đi, bắt đầu hiên lộng giữa thế trần . Họ theo và nương dựa thế trần đợi thời cơ chứng nhân trần thế bỏ xác phàm, họ thu rút những linh hồn nầy theo họ. Họ đưa những vong linh nầy về nơi họ ở để có ánh sáng. Chính vì cõi Thiên đã xa phàm thế, nên họ hiển lộng và có phần oai linh hơn những vị ở cõi Thiên, vì họ ở trực tiếp với thế phàm.
Từ ngươn nầy đến ngươn khác, từ kỷ nầy đến kỷ khác, họ đã thâu thập được nhiều linh hồn và tự xưng mình là chúa tể một vùng và bắt đầu luyện tập những linh hồn nầy thành binh gia của họ.
Trường hợp nầy cũng có các đặc biệt là lúc còn sanh tiền làm tướng cầm binh, khi thác họ cũng thâu binh của họ. Họ tự là tướng dẫn đầu đời nầy kiếp nọ luân phiên như thế. Phần nhiều những linh Thần binh tướng nầy rất oai liệt hơn các binh khác. Dần dần họ thu rút cõi trần nầy thành phần âm của họ, chiếm hết 7 phần.
Kể từ lúc xuất phát đầu tiên có những linh hồn trong sáng tự nương vào cõi thế trần thâu binh, thì trong lúc nầy cõi u minh chưa có giáo chủ, mỗi vị chiếm giữ một vùng có quyền hành cá thể hành động theo ý mình.
Vào thời tiền cổ xưa, tự nhiên một kẻ mang xác phàm thiếu nhơn đức khi thác thì có kẻ đến dẫn dắt vào những nơi ngự trị của những linh hồn đã đi trước, trong lúc nầy họ tuyệt nhiên không có sự quấy nhiễu thế trần mà chỉ hành theo cái âm của họ mà thôi.
1/- Tiền thân của u minh giáo chủ
Mãi đến thời độ pháp của Ngài Thích ca cõi u minh bắt đầu có sử hiển lộng phát hiện những dấu hiệu quấy nhiễu nhơn sanh, họ bắt đầu chiếm ngự thế trần, nghĩa là tự rút linh hồn người phàm thế để chiếm thân tứ đại làm cõi âm của họ, họ bắt đầu đem những linh quang thiên mệnh về làm con người âm như họ. Đây là thời bắt đầu có sự tranh giành giữa âm và địa. Bắt đầu phát hiện những phần linh quang từ cõi Thiên bị đọa, gần như hầu hết bị ảnh hưởng. Ở cõi Thiên các chư vị mới bắt đầu có cuộc đại hội trung ngươn. Trong cuộc hội nầy gồm có các chư vị trong hàng Thập bát điển quang chủ trì chưởng giáo, tiếp đến các vị đương lai chư phật, chư vị Bồ tát cùng các cấp chư Tiên phán định về cuộc hội trung ngươn.
Trong lúc diễn ra cuộc đại hội thì có một vị đã chứng đắc thuộc vào hàng Tiền cổ phật có hạnh nguyên cứu vớt thế trần. Giữa cuộc đại hội, hội đồng các cấp cùng các chư vị đều thọ ký cho Ngài, trong lúc đó cũng có một số chư vị trong hàng Bồ tát xin đại nguyện xuống thế phổ độ nhơn sanh dù trải qua nhiều đời.
Vị tiền cổ phật có lời đại nguyện to lớn: kiếp nầy ta là phật, nếu không tròn sau nầy là Bồ tát đi độ pháp nhân sanh và cuối cùng ta phải vào hàng chư Tiên. Lời đại nguyện nầy được tất cả các vị trong đại hội thọ ký.
Kể từ lúc đó tại cõi trần có ma quỷ, có tình yêu, thì có các Ngài xuất hiện. Trong thời gian đó các hàng Bồ tát, chư Tiên xuống phàm cứu vớt nhân sanh cũng không cứu vớt nổi, vì cõi u minh đã phát triển mạnh sau khi các chư vị đã vắng mặt tại thế phàm. Chính vị tiền cổ phật phát đại nguyện đã trải qua nhiều tiền kiếp nhưng không độ hết được. Mãi đến khi nhân loại đã mất hết thiên tính, số mệnh từ cõi Thiên bị sa đọa không trở về được, các chư vị tại cõi Thiên mới bắt đầu lo sợ sẽ không còn cõi thế trần mà chỉ là âm và dương nên có cuộc đại hội nữa, cách cuộc đại hội trước cả ngàn niên. Cuộc đại hội nầy gọi là cuộc đại hội mạt pháp thời hậu thiên.
Trong cuộc đại hội nầy cũng có vị tiền cổ phật và các chư vị Bồ tát đã tự nguyện xuống phàm độ pháp lần trước về dự đại hội. Các Ngài cho rằng tại cõi thế phàm bây giờ một lúc không thể độ hết được mà phải trở lại thời lúc giữa Thiên và Địa còn có sự giao cảm họa chăng mới rút được những linh quang bị đọa trở về. Lần nầy Ngài tiền cổ phật có lời đại nguyện là sau lần chuyển kiếp nầy phải làm một vị bần tăng xuất gia tại thế phàm, phải tạo lập công đức độ pháp tại cõi thế trần. Chiếu theo công đức nầy Ngài phải chứng đắc tại cõi thế để thu phục ma vương tại cõi âm. Khi nào Ngài độ hết chúng sanh không còn sa đọa nữa thì Ngài mới trở về cõi phật. Đồng thời các vị chưởng giáo các cấp trong cuộc đại hội nầy ra lệnh cho các chư Thần, chư Thánh, chư Tiên, các hàng Bồ tát được phép giáng lâm xuống thế để cứu vớt nhân sanh. Lúc bấy giờ là giai đoạn gay go giữa Thiên và âm. Các cấp chư Tiên, chư Thánh, chư Thần xuống phàm bị nhiễm và liên tiếp bị đọa trầm luân.
Tiếp nối diễn ra âm rút đi, dương rút về cứ liên tục không bao giờ hết được. Từ đó các chư vị tại cõi Thiên bắt đầu có những qui luật cho kẻ thế trần và cho người âm siêu thoát, nghĩa là mở lối thoát cho cõi u minh.
2/- Sự công phu tu luyện của U Minh giáo chủ
Từ khi vị tiền cổ phật chuyển kiếp xuống phàm làm một vị bần tăng xuất gia cõi thế. Ngài dùng công phu đạo hạnh của mình chứng minh cho thế phàm thấy là phải vượt qua không biết bao nhiêu biển khổ trong lúc giải thoát. Nghĩa là Ngài chỉ cho chúng sanh thấy biển trầm ngũ hành: nào là lợi danh, quan tước, tất cả đều phải mất, chỉ có những kẻ thoát ra ngoài vòng mới được an nhàn thảnh thơi. Ngài dùng thân tứ đại của mình cho chúng trần nhìn thấy, Ngài phải vượt qua không biết bao nhiêu thử thách của loài âm ma quấy nhiễu, rốt cuộc chúng không lôi kéo được Ngài. Mục đích của chúng là lôi kéo Ngài trở lại con đường danh lợi thế trần, nhưng Ngài vẫn không bị vướn mắc. Trong lúc đó tại cõi Thiên các chư vị Tiên, Thánh, Thần xuống thế bảo hộ Ngài vượt qua con đường đầy chông gai gian khổ nầy.
Rốt lại sau cùng Ngài thắng được ma vương tinh yêu ma quỷ mà chứng đắc thành từ tiền cổ xa xưa. Chúng quy phục nhưng không theo Ngài, nghĩa là chúng không chịu giải thoát mà ở lại thế trần hưởng thụ.
Vào thời đó vị bần tăng độ pháp cho một số người thế trần biết tu hành, cũng từ đó Ngài thu được một số ma vương biết âm đức. Trong lúc đó tại cõi phàm nhân sanh bớt sự quấy nhiễu của phần âm, các hàng Bồ tát, chư Tiên đi khắp nơi truyền đạo trong nhân sanh: nhơn, nghĩa, lễ, trí, tín, thần, thánh, tiên.
Khi nhân thế có sự thay đổi thì Ngài đạt đạo tại thế phàm, bỏ thân tứ đại rút điển quang về cõi Thiên. Trong lúc đó tại cõi Thiên có cuộc đại hội để phán xét về Ngài. Các chơn vị trong Thập bát điển quang phong cho Ngài là Đức Địa Tạng Vương Tiền cổ phật và tại cõi thế có phàm danh gọi là Địa Tạng Vương Bồ tát. Khi Ngài trở về cõi Thiên đã có sẵn ngôi vị. Lúc bấy giờ Ngài xin phép các vị chưởng giáo cho phép Ngài được vào cõi u minh để thu phục các loài ma vương hầu cứu độ nhơn sanh mới thoát được cõi trầm luân. Các chơn vị Thập bát điển quang phong danh cho Ngài là U Minh giáo chủ và cho phép thu điển quang trụ tại cõi u minh. Ngài bắt đầu trụ hết tất cả điển quang to lớn phát tỏa ánh sáng trong lành chiếu khắp cõi thế nhân.
Chúng ma Vương sợ hãi, vì trong cõi u minh có ánh sáng soi chiếu, chúng bắt đầu rối loan, sợ không còn chỗ ngự. Khi vào cõi u minh, u minh giáo chủ dùng đại quang điển soi rọi khắp nơi thu hút những loài ma quỷ yêu tinh trở lại gần Ngài. Khi chúng đến gần, thì bắt đầu bớt lo sợ, chúng quỳ xuống thọ ký xin làm đệ tử. Từ đó chúng tụ hợp binh tướng chúng lại và tôn Ngài làm Địa Đế.
Giai đoạn nầy tại cõi Thiên bắt đầu nắm được quyền làm chủ cõi u minh và bắt đầu có sự trừng phạt trong tay giáo chủ cõi u minh.
Kể từ lúc nầy giữa cõi trần và cõi âm Địa Đế có quy luật rõ ràng, sự trừng phạt trong quyền hạn của Địa Đế và không còn có sự rối loạn nữa.
Từ khi có giáo chủ chưởng quản cõi u minh thì bắt đầu có những qui luật cho người thế trần. Trong tiền cổ thuộc vào đời ông bà tổ tiên của chúng phàm hiện tại. Lúc nầy một đời người phải là 100 niên. Trong khoảng thời gian nầy chúng phàm chưa có tiến hóa, cho nên khi bỏ xác phàm rất ít kẻ vào đường âm. Sau thời gian tiền cổ nầy chúng phàm bắt đầu giảm kỷ, thì giữa Thiên và Địa không còn có sự giao cảm liên hệ nữa. Kể từ đó người thế trần và cõi u minh bắt đầu có sự giao cảm. Khi Thiên và Địa tách rời thì luật Thiên đưa ra: người thế phàm khi thác phải qua cõi u minh xét xử rồi mới được đưa về cõi Thiên. Đây là giai đoạn Địa Đế độ pháp cho nhân sanh.
Từ khi luật Thiên đưa ra người thế trần khi bỏ xác phàm dù cho kẻ đó thuộc vào mệnh Thiên cũng phải qua cửa u minh xét xử, xong chiếu theo công đức mà đưa về cõi Thiên. Mãi đến thời hậu thiên nầy cõi u minh ngày càng mở rộng và không thể cứu rỗi hết được những phần linh hồn bị sa đọa. Lúc bấy giờ tại cõi Thiên mới đưa xuống các phần như ngũ hành và phân chia các nơi trong cõi thế trần đều có một vị linh thần trấn giữ, đồng thời cũng cho một số thần tướng xuống trần tuần tra.
Trong lúc tại cõi Thiên cho những vị Thần xuống canh giữ chúng trần thì tại cõi u minh Ngài Địa Đế cũng mở ra 5 đường thoát kiếp và 12 cửa tuần tra, mà nhơn sanh gọi là 12 cửa ngục.
b/- Sơ lược sự sinh hoạt của cõi u minh
Cõi u minh là một cõi vô hình ở gần cõi Địa giới nầy, tức là trong cõi vô ảnh, ở trên đầu cây ngọn cỏ. Ta có thể hiểu rằng cõi thế trần là cái hình mà cõi u minh là cái bóng.
Đây là nơi đặc biệt cho phần linh hồn. Nơi đây toàn là mờ ảo không có ánh dương, màn đêm dầy đặc đen tối nếu là linh hồn bị u mê.
Theo phép đạo có thể ví:
Trần gian là địa ngục của thể xác
Cõi u minh là địa ngục của linh hồn.
1- Qui luật tạo hóa của cõi u minh
Trong vô hình cõi âm có 5 đường dành cho các phần vong linh phải đi qua và 12 môn quan tức là 12 cửa ngục và còn gọi là Thập nhị điện a tỳ.
Thập nhị môn quan nầy cũng như 12 cõi (nơi) và còn gọi là Thập nhị u minh điện.
Điện thứ 1:
Là nơi tập trung dành cho những phần linh hồn vừa bỏ xác phàm, tức là mới thác tử.
Theo qui luật, tất cả mọi linh hồn nhân thế đều phải trở về nơi đây để chờ đưa đi những nơi khác dù phàm xác là Thánh nhân hay có công tu luyện nhiều năm, dù đã chứng đắc điều gì tại thế phàm, hoặc là vua quan đều cũng phải ở trong định luật nầy. Từ khi có ngục môn đến giờ, có thể nói rằng chỉ có đức Thích ca và các vị giáo chủ lâm phàm khai đạo là không đến nơi đây mà thôi., vì Ngài Thích ca lúc còn mang xác phàm linh hồn không còn ở dương thế mà đó là một đại quang điển. Cho nên lúc bỏ xác phàm phần đại quang điển bay về cõi Thiên. Hơn nữa trong phàm thân tứ đại của Ngài phần linh hồn không bị ô nhiễm ngũ hành, lục căn lục trần đã trở thành một quang điển dương. Còn tất cả linh hồn dù là vua, quan hay những vị tu hành lâu năm, lập được nhiều công đức đều phải trở lại nơi đây chờ phán xét của u minh giáo chủ để được đưa đi nơi khác, vì những phần vong linh nầy chưa thoát được ngũ hành.
Điện thứ 2:
Là nơi dành riêng cho những vong linh mà phàm xác về đường tự ải (tự hủy diệt thân xác)
Điện thứ 3:
Là nơi dành riêng cho những vong linh mà phàm xác thác về oan uổng.
Điện thư 4:
Là nơi dành riêng cho những vong linh mà phàm xác về nạn tai, bệnh tật.
Điện thư 5:
Là nơi dành riêng cho những vong linh mà phàm xác thác oan uổng, thành phần thuộc về gái còn trinh tiết, trai còn trong trắng, đàn bà đang mang thai.
Điện thư 6 hay điện lục vấn:
Là nơi tra xét, phán quyết các vong linh từ các điện kia đưa về. Sau khi phán xét được đưa về các điện khác tùy theo tội phước chờ ngày trở lại đường (cửa):
1. Cửa Thiên
2. Cửa Thánh địa
3. Cửa nhơn địa
4. Cửa ngạ quỷ, súc sanh
5. Ở vào cõi u minh vĩnh viễn.
Điện thứ 7:
Là nơi dành cho các vong linh đã qua cửa lục vấn phán xét, được ở điện nầy là những vong linh thác oan ức, chưa tới số mệnh, nhưng không làm điều gì thất đức.
Điện thứ 8:
Là nơi canh giữ những vong linh mà phàm xác thuộc về người thất nhân thất đức, sát sanh hại vật.
Điện thứ 9:
Là nơi dành cho những phần vong linh mà phàm xác là những chiến binh thác tử hay các hàng nữ trung trinh tiết liệt.
Điện thứ 10:
Là nơi dành cho các phần vong linh được qua cửa lục vấn, được đầu thai thành nhơn phàm, tạm ở nơi đây chờ ngày đầu thai.
Điện thứ 11:
Là nơi dành cho những vong linh đã qua cửa lục vấn được vào cửa Thánh địa.
Điện thứ 12:
Là nơi dành cho những vong linh mang nhiều tội lỗi bị đọa thành súc sanh ngạ quỷ được đưa từ cửa lục vấn đến tạm nơi đây.
Trong lúc các vong linh được tập trung về điện thứ 1 chờ đợi tra xét để đưa đi các điện khác, thường có những vong linh trốn thoát là gái tiết trinh hoặc đàn bà mang thai thác tử, những phần vong linh nầy thành tà mỵ trở lại thế trần quấy nhiễu nhân sinh. Có những vong linh trốn thoát bị chư thần cõi u minh bắt trở lại tìm cách trốn nữa. Sự trốn đi bắt lại nhiều lần thời gian kéo dài có khi 10 niên hay 20 niên mà chưa phán định tội lỗi là như vậy.
ĐIỆN THỨ 6 HAY CỬA LỤC VẤN
Theo định luật của cõi u minh thì khi một phàm thân thác tử đều phải về tập trung tại điện thứ 1 hay còn gọi là cửa thứ 1. Qua một thời gian tạm giữ ở nơi nầy chờ chư Thần ở môn quan nầy truy lục sổ sách lọc lừa tùy theo duyên số mà chuyển về các của khác chờ qua cửa lục vấn phán xét.
- Những vong linh nào không đi đầu thai, không bị đọa thì đưa về cõi Thánh địa.
- Những vong linh nào được đầu thai thì đưa về cõi nhân địa.
- Những vong linh nào bị đọa vào đường gnạ quỷ thì đưa về cõi súc sanh địa.
- Những vong linh nào trọng tội không được ở vào các cõi trên thì được đưa về cõi u minh, nơi đây mãi mãi trầm luân đời đời kiếp kiếp khó mà giải thoát được.
Ở cõi Thánh địa những vong linh được về cõi Thiên thì có chư Thần cõi Thiên đến rước để đưa về cõi Thiên phán xét theo luật Thiên mà định ngôi vị: Thần, Thánh, Tiên để tiếp tục học đạo.
Cũng ở cõi Thánh địa, những phần vong linh nào không được về cõi Thiên thì được chư Thần cõi u minh dẫn dắt tu học đến khi có một quyền năng thần thức được khai mở, lúc đó mới được về trần lập công bồi đức. Khi đã lập được công đức mới thoát khỏi u minh mà trở về Địa Thiên tức là cõi nhơn phàm (trong vô hình) để tiếp tục tìm non núi hang động tu luyện tiếp tục, hầu được trở về cõi Thiên.
Sự tu học ở cõi Thánh địa nầy chú trọng về nhơn nghĩa, hiếu trung, không học về đạo mầu giải thoát. Trải qua thời gian tu học các vong linh nào được trong sáng và phần linh hồn được gọi là linh quang điển, tức là linh hồn trong sáng có quang điển, hay nói cách khác hơn là có quang điển, có linh hồn, khác với quang điển của cõi Thiên. Cho nên khi trở về phàm thế mượn xác phàm đó là phần cô cậu trạng địa, khi độ nhơn phàm thường là trong đường làm ăn buôn bán, xem coi, bói toán trong những việc đỏ đen. Cũng có phần về phàm độ cho xác phàm họ mượn nhiều hơn là độ cho nhơn sanh.
Ngày nay thời mạc tận hầu hết 7/10 là điển từ Thánh địa cõi u minh về phàm mượn xác, cho nên trong việc hành đối với nhân thế thường còn câu chấp, thường là hầu hết còn có cái ta trong bản ngã, đôi khi còn đòi nhân sanh đem lễ vật, tiền bạc trả lễ. Họ cho phàm xác họ mượn được hưởng thụ vật chất, nghĩa là họ trở về phàm độ cho phàm xác họ hơn là độ cho bá gia bá tánh.
Phần Thiên điển khi lâm phàm độ pháp cho nhân sanh thì không bao giờ như vậy. Cho nên nhân sanh hay lầm tưởng cho họ là Thần, Thánh, Tiên sao còn nặng phàm tục.
Thời gian linh quang điển nầy ở cõi Thánh địa không hạn định, nhưng nếu trong 3 lần trở về phàm lập công đức để thoát khỏi u minh mà không được công đức phải trở lại cửa lục vấn để phán xét một lần nữa. Nếu trong 3 lần trở về phàm lập công đức nhiều hơn tội thì được đưa về cõi nhơn phàm trở lại tìm non núi tiếp tục tu hành chờ vào cõi Thiên Thần của cõi Thiên.
Sự phán định trong việc hành có tội phước hay không thì nhìn vào việc hành mà luận đoán cũng biết. Nếu về phàm mà dùng sự hiểu biết của mình mà giúp người nầy hại kẻ khác tức là ở thế trần người nầy được nhiều điều lợi, được tẻn ngân, tức là người khác bị mất, bị thiệt hoặc đem lời dọa bá gia bằng lời khẩu để đòi lễ vật... thì làm sao được đức ân.
Cũng có điều đặc biệt ở cõi u minh cũng như ở thế trần là khi còn ở các cửa thì chờ sự tra xét không hạn định thời gian, nhưng khi qua cửa lục vấn luận tội phước khi thành án lịnh thì phải thi hành ngay không có thời gian chờ đợi.
Những phàm nhân đã lập nhiều công đức, những bậc thánh nhân, thần nhân hay những bậc chân tu đạo hạnh cao dầy, khi bỏ xác phàm thì linh hồn được trong sáng ánh minh, tức là một linh quang trong sáng, thì được chư thần đưa về điện thứ 1. Nơi đây có chư thần cõi u minh lật sổ Thiên xem mệnh căn gốc cội, việc tử sanh như thế nào và chuyển về cõi Thánh địa. Từ cõi Thánh địa nầy chư Thần cõi Thiên đến đón linh quang nầy trở về cõi Thiên phán định.
Nếu phàm nhân gây nhiều trọng tội, khi bỏ xác phàm vong linh đó không đi qua 4 đường nói trên thì sẽ được đưa qua đường thứ 5 để trở thành một vong linh mê mờ u tối ở một nơi âm u, chịu đau khổ đời đời kiếp kiếp, phải qua nhiều ngươn chờ ngày khai Thiên lập địa trở lại mới được duyệt xét làm giống nhân mới.
Sự nhận xét của một số Huynh đệ qua thời gian tu học
Có một điều đặc biệt xin quý đạo hữu, quý tín hữu lưu ý muốn biết chân thiệt giả, đúng sai, chính tà, thì chỉ nhìn vào cái hành mới xác định được quang điển của cõi Thiên giáng lâm hay là của tinh yêu ma quỷ á danh á vị đội lớp điển Thiên dẫn dắt nhơn sanh vào đường bất chánh để khi thác tử không được về cõi Thiên mà vế làm binh gia của chúng. Thông thường những phần á danh, á vị hay xưng danh to lớn để dẫn nhân sinh tin tưởng mù quáng, hoặc hiển lộng thần thông phép tắc hành phạt cho nhân sanh ghê sợ, nhưng khi nhìn vào cái hành của họ thì mới biết phẩm hạnh như thế nào!
Theo luật Thiên thì không có sự hành phạt nhân sanh, mà chỉ khuyên giải bằng pháp đạo để cho nhân sanh thức tỉnh. Điều nầy trước khi nhập định niết bàn, đức Thích Ca Mâu Ni có để lại lời giáo hóa cho các đệ tử đời sau nầy:
Lấy âm thịnh cầu ngã
Lấy sắc tướng cầu ngã
Thị nhân hành tà đạo
Bất năng kiến như lai
Thật vậy! Không có phép tắc thần thông nào bằng cái tâm công chính. Đạo ở tâm, đạo không phô bày trước thiên hạ, trước chúng sanh. Phép tắc thần thông hiển lộng trước thế trần cho chúng sanh nhìn thấy chẳng qua là những cái giả mà thôi, vì sự thật bao giờ cũng là sự thật. Sự hiển lộng nầy không thể thay đổi được sự thật mà chỉ mà mắt được phàm nhân trong một khoảng thời gian nào đó mà thôi, tùy theo sự công phu thấp cao. Việc nầy người phàm thế ai ai cũng có thể làm được, chỉ công phu đúng theo quy luật tất sẽ được đáp ứng. Cái khó cho chúng ta là làm thế nào khi bỏ xác phàm không vào cõi u minh, mà được đưa rước về cõi Thiên để hồn linh an nhàn tự tại trường cửu, khỏi phải trở lại kếp người lặn hụp trong bể trầm.
Nếu là một điển Thiên mà còn hành phạt xác phàm, tức là còn bãn ngã, tất bị uế trược, phạm vào luật thiên, vì khi chạm vào nhục thể tất sẽ bị uế trược.
Nếu là một Thiên điển mà còn hành phạt xác phàm, tức là còn bãn ngã nếu còn chạm vào nhục thể nhơn phàm thì không phải là Thiên điển. Vì sao? Vì còn chạm vào nhục thể tức là phạm vào ngũ hành, mà chạm vào ngũ hành tức phải sa vào địa ngục mà thôi.
Nếu phần linh điển còn phạt hành phàm xác thì phạm vào luật độ Thiên, vì khi hành phạt tức là bắt buộc xác phàm lànm theo ý muốn của mình, tức là Thiên điển, như vậy linh điển còn bãn ngã, tức là không phải của Thiên điển.
Một phàm xác trược hay thanh là do ở cái tâm của phàm xác đó. Dù thân xác có thế nào chăng nữa cũng không bằng được cái tâm chân chánh. Nếu được cái tâm chân chánh thì sự sinh hoạt hằng ngày của phàm thế không ảnh hưởng đến sự uế trược.
Trược về nhục thể, nhưng thanh tâm trong sạch, thì hơn là thanh nhục thể mà không có thanh tâm.
Trong cõi phàm thế nầy dù có tô điểm xác phàm thế nào đi nữa thì cũng bị uế trược mà thôi, vì còn mang thân tứ đại tức là còn vướn ngũ hành. Trược hay thanh thì do cái tâm mà thôi. Khi một phàm xác dù có nhận được thiên điển thì cũng không thể thanh được đâu. Thanh hay trược chỉ do ở cái tâm mà ra, thiêng liêng độ trì soi sáng cũng do ở cái tâm mà ra.
Có một điều xin gợi ý quý đạo hữu, quý tín hữu là khi bỏ xác phàm làm một vong linh rất đau khổ, vì phải ở vào cõi u minh mờ ảo, không có ánh sáng, thiếu sinh khí cho vong linh và thần thức còn biết đói khổ, cho nên sự khổ ải là do chính thần thức của vong linh hành phạt mà thôi. Sự đói khát nầy muốn ăn uống phải do các vị Thần cõi u minh hóa thực mới dùng được, nhưng chỉ tạm thôi, không bao giờ được no vì thần thức còn quá nhiều vọng tưởng.
Không còn phàm thân thì làm sao dùng thực trần được, nếu có chăng bằng âm khí, cho nên tục lệ làm nhà kho, đốt vàng bạc là vô ích và tốn tiền, vì là một vong linh trong cõi mờ ảo làm sao nhận được và ở vào chổ nào? Một vật thể hữu hình thì làm sao đem vào cõi vô hình được, vì chính vật thể nầy ở trần thế cũng bị loại theo thời gian mà thôi. Vật thể trong ngũ hành không thể vĩnh viễn trường cửu với thời gian và không gian mà định luật tạo hóa đã định sẵn đến lúc tuổi thọ đã hết rồi thì tự nhiên phải tan rã trả về cho nũ hành.
Ở cõi u minh không có vạc dầu sôi, đầu đội chậu máu như theo một số người phàm thế giàu trí tưởng tượng. Có chăng là do chính thần thức vong linh tự đọa đày mà thôi. Một khi bỏ xác phàm nếu như vong linh mê mờ thì không bao giờ biết mình chết mà cứ tưởng mình đang sống như mọi người, cho nên u mê là như vậy và tìm cách trốn thoát nơi giam giữ. Nơi giam giữ là để giáo dục, thử thách sự giác ngộ của vong linh, chớ không có sự hình phạt, vì không có xác phàm thì làm sao hành phạt, mà trốn thoát về cõi nhơn phàm thì làm sao sống được, hòa hợp được sự sinh hoạt hằng ngày của phàm thế, cho nên vong linh vất vơ vất vưởn là như vậy. Cho nên u minh giáo chủ cho các vị thần tuần tra bắt lại những vong linh trốn thoát khỏi u minh về trần mượn phàm xác nương náu á danh, á vị thành một vị thiêng liêng để phàm thế dâng thực. Sự tầm bắt các vong linh trốn thoát cõi u minh để cho thế trần bớt sự rối loan, đau khổ nhân sanh do chúng gây nên, vì có thể chúng dung tà thuật để mê hoặc, làm điều đau khổ cho người khác và dẫn dụ nhân sinh vào đường tà gian bất chánh.
TRỞ VỀ TRANG NHÀ - Hội Thông Thiên Chơn Giáo
No comments:
Post a Comment