1/- Việc hành đạo của cấp Thần đối với nhân sanh
Trong cõi chư Thần chia ra nhiều chức phẩm.
Thần hoàng thổ địa thì ở gần sát với nhân sanh.
Thần hoàng bốn cảnh
Thần hoàng tuần vãng
Thần lục đinh lục giáp
Thần hai vai vác
Thần ôn binh tướng mã
Thần chánh soái đại càng
Thần binh đường binh xá
Thần binh bộ binh thủy
Thần mây, thần gió, thần tài
Thần mười hai con giáp
Các thứ linh tinh, lặt vặt ở thế trần đều có thần trông coi cai quản.
Thí dụ: nghề nông, thợ mộc, thợ nề, đó là chước phẩm trong cõi Thần nhưng trong chước phẩm có nhiều vị trông coi.
Việc hành đạo thì các vị chư thần nầy hành đạo trong thế nhân theo chước phẩm của mình.
Thí dụ: Thần tuần vùng Đông Tây Nam Bắc. Các vị nầy có nhiệm vụ trấn giữ 4 phương.
Thần hoàng bốn cảnh là thần trông coi các hướng.
Thần hoàng thổ địa là các vị coi về đất đai, sinh sống của nhân sanh.
Thần tài chuyên xem về phước lộc của nhân sanh.
Thần ôn binh tướng mã là các vị trông coi những dịch bịnh của nhân sanh.
Thần chánh soái đại càng tức là vị thần trông coi về việc ngũ hành.
Thần lục định lục giáp tức là vị thần hành xử mọi việc của thế nhân khi được lịnh của chư Thiên. Mười hai vị thần con giáp tức là 12 con sát của thế trần. Những loại con sát nầy hoành hành ở những vùng Á Châu, những vùng sắp đi vào hay đang vào thời kỳ hạ ngươn, tức là những vùng đau khổ triền miên đến thời thượng ngươn mới hết.
2/- Việc hành đạo của cấp Thánh đối với nhân sanh.
Ở cấp Thánh việc hành đạo của các ngài chỉ đứng trong quả vị các hàng Thánh Tổ. Mỗi một vị Thánh như vậy trông coi và điều hành việc tổng quát trong bất cứ việc gì ở chúng sanh đều cũng phải có Thánh Tổ. Ngoài ra các vị nầy hành đạo đối với nhân sanh bằng cái tâm linh mà thôi. Bởi vì trong cấp quả vị Thánh nầy không có sự luyến trần. Các ngài ngồi ở ngôi quả vị nầy là giai đoạn đầu chuẩn bị tách rời phần âm điển để đi đến giai đoạn viên mãn.
Trong giới luật chứng quả hàng chư Thánh là không còn luyến trần. Đây là giai đoạn đầu các ngài tách rời cõi thế. Trong cấp chư Thánh các ngài không còn trừng phạt chúng sanh, không còn hưởng vật chất phàm thế, không đòi hỏi chúng sanh trong việc dâng lễ vật. Trong quả vị nầy các ngài tách rời chúng sanh trong việc độ hành, chỉ hóa độ cho nhân sanh trong việc hành chung nào đó. Trong cấp quả Thánh không có chức quả, không có ngôi vị, vì đây là lúc các ngài phải ngồi trụ học đạo để thăng tiến dần lên cho hết quả vị Thánh từ cấp nhỏ đến cấp lớn, cho nên không có chức vụ.
Cấp Thánh thứ nhứt gọi là thánh tử
Cấp thánh thứ hai gọi là trung tử
Cấp Thánh thứ ba gọi là tổ thánh.
Trong giai đoạn nầy các ngài không còn lòng phàm, lo tu học vượt qua 3 cấp để thăng tiến.
3/- Việc hành đạo của các chư vị Tiên đối với nhân sanh
Các vị nầy học đạo để độ pháp nhân sanh, các vị hành đạo bằng cách mở trường dạy đạo cho môn đồ đệ tử. Truyền dạy cho đệ tử những điều nhơn, nghĩa, lễ, trí, tín, xong rồi các vị cho môn đồ đệ tử xuống phàm độ pháp nhân sanh. Có vị thì độ bằng việc hành cứu nhân, có vị thì độ bằng việc hành pháp tu luyện, có vị thì độ bằng việc hành pháp chơn kinh, đồng thời các vị nầy cũng lâm phàm độ pháp. Ngoài ra, các chơn vị nầy còn từ độ cho nhân sanh trong khắp cõi bằng cách giúp qua tai nạn, bệnh tật hoặc trong việc tử sanh.
Ở trong cấp Tiên thì có Địa Tiên, Đại Tiên, Thiên Tiên.
Cấp quả Địa Tiên khi không xuống phàm tùy theo việc mà hành đạo. Có vị còn mang lục trần dạy đạo, những vị nầy còn vướn và phạm giới luật trong việc hành độ pháp nhân sanh. Chỉ ở cấp Địa Tiên mới có mà thôi. Từ cấp Đại Tiên đến Thiên Tiên thì các vị đã vượt qua các giới luật.
SỰ SINH HOẠT RIÊNG TỪ CẤP TIÊN
Sự sinh hoạt ở trong cõi Tiên có những qui luật riêng biệt cho từng cấp của các vị. Trong mỗi cấp hàng chư Tiên có một vị đứng đầu chưởng quản. Cấp đầu là các vị Địa Tiên, đó là cấp thứ nhứt trong cõi Tiên, là các vị từ quả vị Thánh đi lên, các vị ví như người học trò vừa mới chuyển cấp. Các vị nầy được gọi danh là các Ngài Tinh quân.
Trong hàng Tinh quân nầy các vị phải vào trường Địa Tiên do một vị chưởng giáo cai quản để học đạo. Ngôi trường nầy gọi là cung Đẩu Xuất. Sau khi các vị vào cung Đẩu Xuất do vị chưởng quản độ pháp và khi qua cung Đẩu Xuất tức là chứng đắc quả Địa Tiên, thì mỗi vị đều có một cung riêng biệt của mình. Cung riêng biệt nầy gọi là Động, mỗi động có một danh từ riêng biệt để gọi.
Các vị Tinh quân được các vị Địa Tiên thu nhận làm đệ tử tùy theo duyên căn, phẩm hạnh rồi mới được vào động học đạo. Sau thời gian học đạo do các vị Địa Tiên hướng dẫn, các vị phải qua một kỳ thi mở tại cung Đẩu Xuất để chứng đắc quả Địa Tiên.
Khi các vị Tinh quân chứng đắc quả Địa Tiên thì các vị Địa Tiên thầy dạy chứng đắc quả Đại Tiên. Các vị mới chứng đắc quả Địa Tiên tiếp nhận động thầy để hướng dẫn nối tiếp như vậy.
Ở cấp trung Tiên tức là các ngài Đại Tiên chỉ trụ một nơi học đạo để thăng tiến. Khi các vị Địa Tiên mới chứng đắc quả Đại Tiên chỉ trụ một nơi học đạo để thăng tiến, Khi các vị Địa Tiên mới chứng đắc quả Đại Tiên thì các vị Đại Tiên trước ở vào ngôi vị chơn nhơn (nghĩa là đắc quả Đại Tiên có môn đồ đệ tử) độ pháp cho các vị vừa đắc quả Đại Tiên mới lên. Khi các vị Đại Tiên sau thời gian học đạo thành chơn nhơn, thì các vị thầy chơn nhơn nầy phải vào cung Ngọc Hư để chứng đắc quả Thiên Tiên.
Các vị chon nhơn nầy phải qua thời gian công phu tu luyện tại cung Ngọc Hư do vị giáo chủ khai sáng đầu tiên độ pháp. Ngoài ra các vị chứng đắc quả Thiên Tiên đi trước độ pháp cho các vị đi sau. Đặc biệt là mỗi vị Thiên Tiên đều có một cung riêng biệt.
Thí dụ: Cung Bích Tuyền của Nam Cực Tiên Ông, cung Đông Du của Kim Tinh Thái Ất.
Cung Ngọc Hư do vị khai sáng đầu tiên là Ngươn Thủy Thiên Tôn làm giáo chủ độ pháp cho cấp Thiên Tiên. Khi các vị đã bước qua cung Ngọc Hư rồi thì các ngài đắc quả Thiên Tiên còn gọi danh là Thiên Tôn.
Trong quả vị Thiên Tôn các ngài bắt đầu trụ điển để chứng quả Bồ Tát.
Khi đã qua cung Ngọc Hư các ngài phải trụ linh quang điển để chứng quả Bồ Tát.
Khi đã qua cung Ngọc Hư các ngài phải trụ linh quang điển của mình để công phu chứng đắc quả vị Bồ Tát. Trong lúc đó các vị Bồ Tát đã đắc quả, các vị nầy vừa hành độ pháp tại cõi Thiên và cõi nhơn phàm.
Độ pháp cõi Thiên bằng cách thu nhận môn đồ đệ tử truyền phép tu luyện và còn hành cứu độ nhơn phàm. Các ngài cứu độ nhơn phàm là độ nhơn sanh bằng lòng đại từ đại bi cứu khổ hết nhơn loài.
Khi các ngài đã độ được các vị Thiên Tôn chứngđắc quả Bồ Tát, các vị vừa chứng đắc tiếp tục hành và độ pháp như các vị thầy đã đi qua. Lúc đó các vị thầy (Bồ Tát) trụ điển không còn hóa độ nữa mà tỉnh tọa để quán xét nhân loại, trụ điển dung thiền quán độ pháp.
Trải qua thời gian không biết bao nhiêu ngươn, khi đã trụ điển được rồi, không còn sắc ảnh nữa thì quang điển của các ngài bay trở về cõi hư vô, tức là các ngài Bồ Tát đắc quả phật.
TRỞ VỀ TRANG NHÀ - Hội Thông Thiên Chơn Giáo
No comments:
Post a Comment