Sunday, October 5, 2014

II. Thiên Thai Thập Bát Chơn Dương

animated buddha photo: Animated Buddha BUDDHA.gif
 

a. Sự Phát sinh vô cực đại điển âm và dương

(Sự hoá tạo khí dương và âm vũ trụ)

Trước thời khai thiên lập Địa, khối vô cực đại điển dương di hành trong không gian vũ trụ đụng phải khối vô cực đại điển âm, nổ tung và biến thể tiếp theo là sự sanh hoá. Phần vô cực đại điển âm hoá thành khí âm của vũ trụ, theo danh từ phàm thế thường dùng gọi là Đất, là mẹ hay Mẫu Mẹ.
Phần vô cực đại điển dương hoá thành khí dương của vũ trụ, theo danh từ phàm thế thường dùng gọi là Cha hay Thượng Đế, hay Ngọc Hoàng Thượng Đế còn gọi là Trời.

Sau khi có khí dương và khí âm của vũ trụ thì bắt đầu có sự hoá tạo nhiệm mầu, mà danh từ phàm thế gọi là tạo hoá hay hoá công, nghĩa là sự đương nhiên tự nhiên mà thành.

Trải qua thời gian hàng triệu năm mà đơn vị thời gian ở thế phàm không thể ước tính chính xác được. Sự huyền biến sinh hoá từ từ ra bộ máy tạo hoá, tức là có ngũ hành tạo hoá. Do sự đương nhiên tự nhiên thành định luật.
Theo nguyên lý vô cực điển âm hay dương thì khối vô cực này có  1/3 vô cực điển kia trong đó. Tức là trong vô cực điển dương có 1/3 vô cực điển âm trong đó và phần vô cực đại điển âm này cũng vậy. Một khối vô cực đại điển dù âm hay dương cũng không thể hoàn toàn đồng nhất được.

Thí dụ: Một vật thể hữu hình tất phải có âm và dương mới cấu tạo được, vì vật thể này mang một hình thể sắc tướng, tất nhiên phải thọ nhiễm ngũ hành. Sự cấu tạo âm dương này ở vật thể hữu hình gọi là bề mặt và bề trái, không bao giờ có một mặt một phía, một bên được. Chính định luật hóa tạo mầu nhiệm này nên mới có hữu hình vật chất và vạn vật phàm trần, hoá sanh ra nhân loại và muôn loài lưu truyền đến ngày hôm nay. Nếu ở vào trong vùng ngũ hành thì dù cho ở vô hình hay hữu hình cũng phải nằm trong định luật sinh hoá này.

Một đại quang điển muốn biến thành dương hoàn toàn thì phải tách phần điển âm của mình, tất phải theo quy luật tạo hoá đương nhiên và phải trải qua nhiều sự huyền hoá tiệm tiến mới không bị phân hoá. Có điều đặc biệt của tạo hoá là linh hồn không thể bị huỷ diệt mặt dù đó là khối âm dương điển.
Một nhơn phàm muốn được nhẹ nhàng thanh thản trước sự động thì phần linh hồn này phải có điển dương nhiều hơn điển âm.

LINH HỒN LÀ GÌ? Là một khối âm dương điển kết tinh, biết nhận thức, có tri giác dù ở trong hình thức mang sắc tướng hay không sắc tướng; phần dương âm điển này (linh hồn), nếu nương vào hình tướng (thân phàm) bị ảnh hưởng rất nhiều trong sự sinh hoạt và linh diệu.Một phàm xác tức là phàm thân tứ đại do hấp thụ ngũ hành sinh hoá, nên phần linh hồn bị chi phối về sinh hoạt vật chất và tư tưởng nầy giúp cho linh hồn xuất được điển âm tăng điển dương hay ngược lại.
Linh hồn con người do âm dương điển sẵn có đương nhiên huyền biến hấp thụ qua nhiều lãnh vực, nhiều hình thức. Nếu ở trong hành thổ trong thể phàm nhơn thì dễ hấp thụ, dễ thăng tiến. Đây là con đường nhanh nhất đi đến hai lãnh vực:
Biến thành khối dương hoàn toàn và trưởng thành to lớn (Đại điển quang) nhờ thâu nhận được thiên khí dương, quang điển sẽ chiếu sáng trong.

Biến thành khối âm hoàn toàn vì thâu nhận thiên khí âm, trở nên u mê, quang điển tối đen.

Trên đường đi đến hai ngã Thiên đường hay Địa ngục, linh hồn phải trải qua nhiều chướng ngại trong nhiều lĩnh vực của sự sống.
Trong sinh hoạt ăn uống của sự sống:

Ăn chay: dễ nhận sinh khí dương, từ từ dễ dứt được lục dục thất tình.Lâu dần có quan niệm, tư tưởng hướng về lòng vị tha bác ái. Quí trọng sự sống vạn vật.


Ăn mặn: dễ hấp thụ thanh khí âm, sự bổ dưỡng của động vật dễ làm cho cơ thể đi vào đường dục tình, tâm tính thô bạo hung dữ, hiếu sát.
Trong sinh hoạt tư tưởng văn hoá:
Ăn chay: tư tưởng thanh cao, lòng thương nhân loại, cuộc sống đạm bạc. Ăn uống và tiện nghi sinh hoạt hằng ngày để dưỡng xác thân sống để cứu giúp nhân sanh, lòng đại từ đại bi phát triển nhanh chóng.


Ăn mặn: tư tưởng ngày càng sa đoạ, thích thỏa mãn vật chất, hưởng thụ, hiếu sát, tranh giành đoạt lợi, ít hấp thụ được kinh sách điều thiện.
Cho nên người tu bước đường hành đầu tiên là ăn chay, làm lành, lánh dữ để hướng thượng, hướng về thiêng liêng, dễ dàng hòa vào tình thương nhân loại. Có được ý hướng như vậy rồi mới đi đến tu luyện, hành đạo để diệt bản ngã tâm phàm, diệt căn gốc phát sinh sa đoạ. Diệt được căn gốc phát sinh, tức đã diệt được 18 con đường tội lỗi trầm luân mà đức tiền cổ phật Chuẩn Đề đã để lại tượng trưng 18 cánh tay trong hình tướng phàm thân của Ngài.

Thánh nhân, phàm nhân hay tiểu nhân chỉ khác nhau trong cái hành sinh hoạt hằng ngày trong sự sống mà thôi. Không phải ăn chay mà thành Phật, Tiên, Thánh, Thần, mà ăn mặn thành yêu tinh ma qủy như nhiều phàm nhân lầm tưởng.

 Sau khi có khí dương âm vũ trụ thì bắt đầu có sự tạo hoá nhiệm mầu, mà danh từ phàm thế gọi là hoá công hay tạo hoá. Hoá công hay tạo hoá ý muốn nói đến sự đương nhiên tự nhiên mà thành, nghĩa là sự sinh hoá đầu tiên của âm và dương.
Trải qua thời gian hằng triệu triệu năm, sự huyền biến hoá tạo ra bộ máy tạo hoá mới được thành hình, tức là có ngũ hành tạo hoá.

 Do sự đương nhiên, tự nhiên tiệm tiến huyền hoá nhiệm mầu biến thành luật ngũ hành âm dương để muôn loài vạn vật được phát sinh và di truyền đến ngày hôm nay. Cho nên muốn truy nguyên khởi thủy ngày khai sinh đất trời phải lấy luật âm dương ngũ hành làm khởi điểm.

No comments:

Post a Comment