b/- Những
linh hồn từ cõi dương trở về thành giống nhân
Kể từ khi nhân loại có định luật: sinh, lão, bệnh, tử thì lúc bấy giờ giữa Thiên và Địa có sự liên hệ âm dương. Tại cõi Thiên có định luật giao cảm mở cửa hồi sanh để những phần linh điển của khối dương xuống phàm lập công đức. Sau khi có định luật sinh, lão, bệnh, tử tại cõi trần thì tại cõi Thiên có định luật Thần, Thánh, Tiên bị đọa phải qua cửa hồi sinh mà xuống phàm. Một vị từ trên Thiên bị đọa xuống phàm thế chỉ đi bằng một tiểu linh quang nếu trường hợp Tiên, Thánh, Thần bị đọa nầy khi trở xuống phàm vào cửa luân hồi để làm người nhân thế, các vị nầy không còn quang điển dương trụ tại cõi Thiên. Khi các ngài xuống phàm thì quang điển các Ngài hóa thành chiếc bóng mà bay xuống phàm thế để chờ ngày nhập thể.
Trường hợp các phân điển, hoặc hóa công điển bị đọa, thì chính cái gốc của mình còn niếu giữ lại phần quang điển, khi xuống phàm thế vẫn còn dương điển tại khối dương (cõi Thiên). Lúc bấy giờ nơi khối âm có những linh quang trải qua nhiều thế kỷ thọ ký âm dương cũng hóa thành chiếc bóng rồi cũng phải vào cửa luân hồi nhờ thân tứ đại để nhập thể. Thân tứ đại của phàm nhân được tạo hóa bằng sự thọ âm dương ngũ hành. Thịt da do địa hóa sanh, cốt xương do sắt hóa thành, ngũ quan do sông núi hóa thành. Các ngũ hành âm dương tạo hài cốt tứ đại nầy nếu kẻ nào không ở trong định luật đó thì không bao giờ có đặng hài cốt tứ đại.
Tại cõi phàm trần bắt đầu có sự âm dương lẩn lộn, theo định luật tạo hóa, thì lúc bấy giờ chúng sanh nhân loại đã có trí tuệ sang suốt, cảnh trần thế đã có màu sắc, thì bắt đầu khối trược phát sanh.
Khối trược: là cõi hữu hình uế nhiễm, đầy đủ tất cả lục tà.
Đây là giai đoạn đầu tiên phát khởi chúng sanh đi sâu vào khối trược nầy.
Giai đoạn đầu tiên từ cõi Thiên phải chiếc những phần quang điển xuống phàm để độ nhân sanh. Họ đứng ngoài chúng phàm tuy rằng vẫn mang thân tứ đại. Giai đoạn độ pháp đầu tiên của họ là dạy cho nhân sanh những điều nhơn, nghĩa, lễ, trí, tín. Vào thời tiền cổ, tại cõi phàm nầy chúng sanh sống trong sự an vui no ấm, quảng đời họ chưa biết khổ là gì, họ chỉ sống theo định luật đúng 100 niên xác trần thế. Một đời người của nhân loại phải là 100 niên theo tiền cổ, có vị đến 200 niên kỷ cũng không chừng. Thời nầy việc việc sinh, lão, bệnh, tử đúng theo qui luật sinh tử, chớ không phải thác oan, thác ức. Cho nên vào đời xưa họ sống rất đạo đức, mãi đến thời độ pháp của Thích Ca, tức là vào ngươn thứ 17 của hạ ngươn (như vậy loài người đã trải qua 17x21000 năm=357000 ngàn năm). Một ngươn gồm có: thượng trung hạ, mỗi thời thượng trung hạ là 7000 năm.
Đến thời Thích ca độ pháp là đến giai đoạn bắt đầu loài người mất nguồn gốc, nghĩa là thiếu sự nhơn, nghĩa, lễ, trí, tín.
Trước thời độ pháp của Thích Ca là đầu ngươn thứ 17 do Di Lặc đương lai độ pháp, trung ngươn thứ 17 là do Chuẩn Đề độ pháp (18 cánh tay là biểu lộ: lục căn, lục trần, lục thức). Hai Ngài nêu trên dùng quang điển để độ pháp, không mang xác phàm, cho đến thời Thích Ca là thời mạc hạ nên phải mang xác phàm để dễ dàng dẫn dắt nhân sinh.
Nói về vận hành, nói về âm dương vũ trụ nầy, tức là lúc phát sinh nhật nguyệt để nuôi sống nhân loại đến thời kỳ Thích Ca độ pháp là ngươn thứ 17 của quả địa cầu phát sinh. Trong vũ trụ các hành tinh âm dương theo thời gian sẽ bị loại, bị hủy diệt, rồi mới phát sinh âm dương khác.
1/- Những linh quang từ trên đi xuống.
Khi những linh quang từ cõi Thiên bị đọa xuống phàm thì phải qua cõi trung giới. Ở cõi trung giới có chư Thần canh giữ linh quang trước khi xuống phàm. Phần linh quang bị đọa khi xuống đến cõi trung giới thì mất hẳn linh quang, chỉ còn lại là chiếc bóng mờ, khi xuống cõi phàm trần gọi là linh hồn.
Sau khi linh hồn qua cõi trung giới, qua cửa thế trần thì có các chư vị chư Thần đưa xuống. Các vị nầy là 2 vị Thần vai vác canh giữ. Khi đã nhập vào cửa luân hồi, hai vị Thần vai vác có trách nhiệm phải giữ gìn chiếc bóng cho đến đúng hạn kỳ theo luật tạo hóa âm dương 9 trăng 10 ngày bước ra cửa luân hồi. Khi sắc tướng và hình tướng đã thọ ký ngũ hành âm dương đúng hạn kỳ qua cửa luân hồi, thì lập tức 2 vị Thần vai vác đẩy chiếc bóng kia nhập vào thân tứ đại. Lúc đó 2 vị nầy bắt đầu ghi chép sổ sách khi linh quang nhập thể. Số mệnh của linh quang nầy nằm trong sổ ở tại các cửa hồi sanh (luân hồi) do Ngài Thiên Ân chưởng quản. Một linh quang bị đọa căn số đã được xét xử ghi chép rõ ràng trong sổ bộ khi bước qua cửa hồi sanh.
Thí dụ: Phần linh quang nầy bị đọa xuống phàm phải như thế nào, hoặc xuống phàm lập công đức hay trả nghiệp quả, hoặc hưởng phước đức cứu độ nhân sanh. Đinh số nầy ghi rõ ràng về mệnh cũng như về căn số của linh quang bị đọa.
Trong lúc linh quang nhập thể thân tứ đại, 2 vị nầy có trách nhiệm khá nặng nề, đây cũng là dịp lập công của 2 vị qua cõi địa giới, gồng gánh tất cả những sai trái, tội lỗi, hay phước đức của linh quang nầy tâu lên cửa hồi sanh dâng cho Thiên Tào ghi chép.
Từ khi linh quang bước qua cửa luân hồi nhập thể, 2 vị nầy ghi chép đúng giờ, khắc, đúng định mệnh trao về cho vị chưởng quản của hồi sanh. Vị chưởng quản nầy lật sổ hồi sanh xem xét về xuất xứ của linh quang nầy từ đâu bị đọa xuống phàm. Khi biết rõ nguồn gốc của linh quang, vị chưởng quản cửa hồi sanh trao nguồn cội linh quang cho Ngài Tử vi Đại Đế.
Từ lúc sơ sanh đến năm 18 Ngài bắt đầu bấm quẻ Tử vi. Đây mới là định số rõ ràng chắc chắn ấn định tại thế phàm. Lúc sơ sanh phải theo dõi tiểu hài xem số mệnh tử vi duyên căn kẻ bị đọa đày có hồi sanh trong thời gian sơ sanh đến 18 niên, khoảng 12 niên trở lại Ngài Tử vi xem số định phân mà Ngài Thiên Tào đã ghi rõ tiểu hài nầy cội gốc nào xuống phàm, rồi Ngài mượn tiểu quang đồng gốc với linh quang bị đọa trình qua vị chưởng quản tức là Mẹ đỡ đầu, Mẹ sanh hay Cha sanh. Nếu gốc bị đọa là phần nữ xuống thế phần nam, thì vị chưởng quản cho 12 tiểu quang điển, tức là 12 vị đồng tử cùng một loạt xuống tại cõi Địa Thiên (trung giới) trong sự giao cảm giữ gìn ấu sơ sanh cho đến 12 niên. Nếu nữ biến thành nam thì có 13 vị Thần canh giữ. Thời gian canh giữ là sợ cõi âm cướp đi, hoặc chúng mượn quang điển của chúng mà nhập vào linh quang để trở về cõi Thiên. Khi trẻ sơ sanh đến 12 trăng tức là một niên thì bắt đầu được các linh Thần tức là 12 mụ bà và 13 đức Thầy trao trả cho Mẹ đỡ đầu, mẹ sanh, cha sanh nắm giữ hồn sanh, còn các vị giữ hồn tử.
Đúng 12 niên đứa trẻ trưởng thành, linh quang đã cứng, lúc bấy giờ không còn có sự canh giữ, mà chỉ còn có mẹ sanh hay cha sanh mà thôi.
Đúng 12 niên đứa trẻ trưởng thành, linh quang đã cứng, phần âm trong cõi u minh không còn giành giựt. Có những trường hợp giựt giành của phần âm mà không thể kể hết được. Mục đích của chúng là lợi dụng linh quang ấu nhi còn yếu, chúng có thể cướp thân tứ đại để nhập linh quang chúng vào, ý muốn là tạo cho giống âm của chúng thật nhiều. Từ 12 niên trở lên, lúc linh quang đã trưởng thành, đúng 18 niên mới có đinh số Thiên mệnh. Kể từ 18 niên trở lên 2 vị Thần 2 bên vai vác mới ghi chép tội phước rõ ràng trao về vị chưởng quản hồi sinh để phán định, vì vị nầy có quyền phán xét các linh quang xuống thế. Điều phúc đức trao về cho Ngài Tử vi Đại Đế để ghi vào mệnh số và trao cả tội phước cho vị chưởng quản hồi sinh. Việc phước đức trao về cho Tử vi thì số mệnh thay đổi hằng niên.
Thí dụ: Số nầy đến lúc 20 niên đến 21 niên kỷ bị tai nạn, khi bấm tử vi Ngài thấy phúc đức nhiều hơn, thì tai nạn rủi ro sẽ được chư Thần che chở, cứ một niên như vậy thì mệnh số thay đổi một lần.
Thí dụ: Tuổi nầy niên 30 hay 40 được giàu sang vinh hiển mà không được phúc đức ghi chép cũng hủy số đi thay vào đó sự rủi ro, ... cho nên đa số các vị sư trần thế bấm quẻ sai là như vậy.
Cũng có tuổi vào trăng nầy phải gặp tai nạn, niên nầy phải gặp tai nạn rủi ro, nhưng khi xét vào định số sổ ghi quá nhiều phúc đức, thì sự ấn định ngày tháng năm rủi ro không xẩy đến hay chỉ lướt qua mà thôi.
Kể từ 18 niên trở lên là có định mệnh tử vi, còn việc sao hạn do Ngài Kim Tinh Thái Ất chưởng quản. Khi coi tử vi xong, ngài Tử vi theo sự phúc đức hay tội lỗi đã ghi chép cho Ngài Kim Tinh Thái Ất để chấm sao hạn, tức sao chiếu mệnh (xem coi vị xuống phàm nầy xuất thân là vua, quan hay dân chúng, sang, hèn, rồi bắt đầu bấm quẻ chấm sao chiếu mệnh).
2/- Nghiệp quả những linh quang xuống thế
Có thể xuống phàm vào đường giàu sang, phú quí, người thì vào đường khanh tướng, công hầu, người thì vào đường đạo đức thánh hiền. Thường thì những linh quang bị đọa xuống thế đều có mang nghiệp quả sau những lần chuyển kiếp. kẻ thì xuống trả nợ, người thì xuống để hưởng, hoặc xuống để tạo lập công đức. Xuống thế để lãnh cái nghiệp của mình đã làm. Không hưởng, không trả, không tạo mà đang lúc phải chịu sự đọa đày. Kẻ chịu sự hình phạt đọa đày là kẻ phải chịu sự đau khổ khốn cùng nhất, có thể là kẻ tàn tật khất thực bần hàn lam lũ trong giữa chúng trần. Những kẻ nầy nếu trong kiếp đọa đày không biết hối ngộ, không tự tu dưỡng cho mình, chỉ ần biết tu trong tâm, không biết giành giựt, không tham lam trộm cắp, tránh được điều lục dục, trong bần hàn khốn khổ mà giữ được mình thanh tâm trong sạch, họa chăng sau lần chuyển kiếp sẽ được chiếu theo công đức mà thay đổi. Bằng như không biết hối ngộ, ăn năn thì xem đây là bị đọa và sẽ trầm luân, nghĩa là không được quay về cõi Thiên nữa.
Còn những kẻ bị đọa xuống trần để tạo lập công đức, thường là những linh quang trong tiền kiếp không phạm luật, không tạo nghiệp, chỉ biết an thân, không biết giúp người, nhưng không hại ai, thì là những kẻ thiếu phúc đức. Cho nên bị đọa xuống phàm lập đức trở lại cõi Thiên. Còn những kẻ ở trong giàu sang, phú quí thì thường trong tiền kiếp biết bố thí, biết tạo phúc đức bằng chơn tâm, mà tạo phúc đức nầy để mong thụ hưởng, cho nên những linh quang nầy cũng sẽ hưởng những điều đã tạo. Nếu biết lập thêm phúc đức sẽ được hưởng lâu dài, bằng như hưởng hết không biết tạo lập thêm, đến lúc suy di rồi thì đến giai đoạn ta phải vay và trong lần chuyển kiếp tới ta trả vậy.
Những kẻ đứng trong đường khanh tướng công hầu thường những kẻ đó trong tiền kiếp đi qua đã tạo phúc đức bằng cách bố thí cái tâm, nghĩa là vị tha bác ái đối với tất cả chúng sanh.
Còn những kẻ phải đi vào đường trả nghiệp, thì những kẻ nầy trong tiền kiếp không tạo phúc đức cho mình mà còn vay phúc đức của người, thì kiếp xuống phàm nầy trả nợ cho hết nghiệp đó. Kẻ sống trong cảnh nghèo khổ, làm tôi tớ cho người, hoặc phải vất vả thân xác mà vẫn đói nghèo, lúc nào cũng phải làm thân trâu ngựa, đó là những kẻ đang trả nghiệp vậy. Những kẻ trả nầy lúc vừa phải trả vừa tạo phúc đức, hầu mai sau còn trở lại kiếp cũ của mình, bằng như trong lúc trả nghiệp mang thân khốn khổ, còn sanh tâm lục tà, không biết giữ tâm trong trắng, không biết điều phước thiện tu nhơn, hết kiếp trả nầy vẫn còn bị đọa đày sau lần chuyển kiếp luân hồi kế tiếp.
<
TRỞ VỀ TRANG NHÀ - Hội Thông Thiên Chơn Giáo
No comments:
Post a Comment